huống truyện không, chú ý nhịp điệu câu văn, các động từ, tính từ, kiểu câu… vai trò của các yếu tố này trong việc thể hiện nhân vật, chú ý các phép tu từ và tác dụng của chúng.
- Mở rộng đoạn văn đặt trong chỉnh thể toàn tác phẩm.
- Tóm tắt đoạn sau đó (nếu có – xem xét vấn đề kết thúc như thế nào) - Tổng kết nghệ thuật
Kết bài: Chốt lại và đánh giá vấn đề nghị luận. Mở rộng, đánh giá tác phẩm, vị
trí tác giả.
2.3.Phân tích tình huống truyệncủa tác phẩm
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh triển khai ý như sau: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 2; ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. + Tình huống:...
- Bình luận, đánh giá về giá trị của tình huốngđối với sự thành công của tác phẩm
2.4.Phân tích một nhân vật hoặc một hình tượng trong tác phẩm
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh triển khai ý dạng đề này như sau: - Giới thiệu hoàn cảnh sáng táctác phẩm.
- Lai lịch, ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố trong cuộc đời, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm.
* Đối với dạng đề phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật:
- Giáo viên lưu ý học sinh dạng đề này về cơ bản vẫn cần có những ý như trong đề phân tích nhân vật nói chung.
- Điểm khác là học sinh không phân tích theo tính cách của nhân vật mà đi theo diễn biến tâm trạng trong tác phẩm (những nét tâm trạng phức tạp nối tiếp nhau).
Lưu ý: Dạng đề so sánh hoặc ghép 2 đoạn văn, 2 chi tiết… sẽ được đề cập
trong Kiểu bài so sánh.
3. Dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Dạng đề này thường yêu cầu: phân tích tác phẩm để làm rõ một ý kiến hoặc một nhận định nào đó. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh triển khai ý dạng đề này như sau:
- Giải thích ý kiến: các khía cạnh, vấn đề được nêu trong ý kiến (lưu ý các vế), từ đó xác định vấn đề nghị luận.
- Phân tích, chứng minh, bình luận:
+ Phân tích các khía cạnh của vấn đề được nêu trong đề bài (dẫn chứng). + Bình luận:
. Ý nghĩa (đối với văn học và đời sống). . Tác dụng (đối với văn học và đời sống).
4.1. Kiểu bài liên hệtheo Đề thi chính thức năm 2018
Giáo viên hướng dẫn học sinh dàn ý tổng quát sau:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát về đối tượng cần phân tích, gợi nhắc tới đối tượng cần liên hệ
Thân bài:
- Phân tích đối tượng chính - Liên hệ đến đối tượng 2
- So sánh: Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung, nghệ thuật…
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề nghị luận
4.2. Kiểu bài so sánh
a.Kiểu bài so sánhtheoĐề minh họa năm 2019
- Dạng đề này rơi vào dạng so sánh 2 tác phẩm văn học. Học sinh cần xác định rõ đề yêu cầu so sánh 2 đoạn trích thơ/văn xuôi cho trước hay so sánh 2 hình tượng/nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm, việc này sẽ giúp học sinh phân tích đúng hướng và không bị lạc đề. Việc nắm chắc nội dung tác phẩm sẽ giúp học sinh xác định chính xác vị trí, bối cảnh, tình huống… mà các ngữ liệu so sánh đề cập.
Theo định hướng đề thi tham khảo năm 2019, học sinh có thể làm bài theo các bước như sau:
Bước 1: Nhận dạng kiểu bài, xác định yêu cầu trọng tâm (lệnh chính – lệnh phụ của đề và phạm vi dẫn chứng cần sử dụng) bằng cách gạch chân từ - cụm từ quan trọng trong đề.
Bước 2: Lập dàn ý đại cương. Khung ý cần có mở bài, thân bài, kết luận.
Mở bài: Giới thiệu chung, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận, nêu cảm nhận khái quát
về vấn đề.
Thân bài:
- Với lệnh đề chính, nêu cảm nhận về hai ngữ liệu được đưa ra từ đề bài. Khái quát thêm về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm, sơ lược nội dung tư tưởng tác phẩm.
+ Phân tích ngữ liệu thứ nhất: Nêu vị trí và bối cảnh xuất hiện, làm nổi bật đặc sắc nội dung và nghệ thuật…; chốt ý, nâng cao bình giá.
+ Phân tích ngữ liệu thứ hai: Nêu vị trí và bối cảnh xuất hiện, làm nổi bật đặc sắc nội dung và nghệ thuật…; chốt ý, nâng cao bình giá.
+ Nhận xét, đánh giá (vị trí, nội dung, nghệ thuật, vai trò ý nghĩa trong toàn bộ văn bản…).
- Với lệnh đề phụ: Dựa vào đặc sắc về cảm hứng, quan điểm sáng tác, đặc trưng phong cách nghệ thuật tác giả hoặc căn cứ vào diễn biến, quá trình thay đổi của các ngữ liệu để đánh giá, nhận xét, lí giải phù hợp.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận và đánh giá; nêu ấn tượng bản thân về vấn
đề…
b. Một số dạng đề so sánh thường gặp khác* Dạng 1: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn * Dạng 1: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn
Giáo viên lưu ý học sinh:
- Phân tích từng đoạn thơ (đoạn văn) gắn liền với việc xác định vị trí của chúng.
- Khi phân tích cần xác định các luận điểm để hình thành các đoạn văn trình bày từng luận điểm, tránh sa vào diễn xuôi thơ hoặc kể lại câu chuyện.
- Khi so sánh, chú ý các bình diện: thể thơ, kết cấu, đề tài, cảm hứng, các biện pháp tu từ, giọng điệu, nhân vật, …
* Dạng 2: So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học
Giáo viên lưu ý học sinh:
- Trình bày vị trí của chi tiết trong tác phẩm (nằm trong ngữ cảnh nào). Không nêu được vị trí sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của chi tiết đó.
- Trình bày ý nghĩa của chi tiết đó ở các phương diện:
+ Nội dung (chi tiết thể hiện phẩm chất, tính cách nào của nhân vật, thể hiện tư tưởng, quan niệm gì của tác giả,…)
+ Nghệ thuật (chi tiết đóng vai trò gì trong dòng câu chuyện, thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn như thế nào).
* Dạng 3: So sánh hai nhân vật
- Học sinh cần xác định và trình bày đầy đủ, lần lượt các đặc điểm của từng nhân vật như dạng bài phân tích nhân vật. Chú ý phần đánh giá (nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa nhân vật vì học sinh hay quên phần này).
+ Nội dung (nhân vật đại diện cho tầng lớp nào, vùng miền nào; nét phẩm chất, tính cách tiêu biểu; qua nhân vật nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì,…)
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (cách miêu tả chân dung, khắc họa tâm lí như thế nào, ngôn ngữ nhân vật,…)
*Dạng 4: So sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật
- Học sinh cần xác định đúng yêu cầu của đề - bàn về một đặc điểm, khía cạnh cụ thể của nhân vật, tránh tuyệt đối sa vào phân tích toàn bộ nhân vật.
- Khi phân tích, đối chiếu một đặc điểm của nhân vật, cần đặt trong mối quan hệ tổng thể: giới thiệu sơ lược về nhân vật, lướt qua những nét phẩm chất tiêu biểu rồi sau đó mới phân tích đặc điểm chính theo yêu cầu của đề.
- Phần so sánh tương tự dạng bài so sánh nhân vật, chú ý xoáy vào đặc điểm, khía cạnh chính theo yêu cầu của đề.
* Dạng 5: So sánh cách kết thúc hai tác phẩm
Giáo viên lưu ý học sinh:
- Để hiểu rõ cách kết thúc, cần khái quát nội dung cơ bản của toàn tác phẩm trước khi đi vào phân tích cách kết thúc.
- Học sinh cần nắm được chính xác chi tiết kết thúc tác phẩm và phải trích dẫn được nguyên văn chi tiết ấy trong bài viết.
- Cần chỉ ra những nét đặc sắc, mới mẻ trong cách kết thúc của từng tác phẩm. Từ đó chỉ ra ý nghĩa của cách kết thúc (thể hiện tư tưởng chủ đề, thông điệp, ý đồ nghệ thuật,.. của tác giả như thế nào).
- Khi so sánh, đối chiếu trên các phương diện: cách kết thúc mở/ đóng; ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật xây dựng, lựa chọn chi tiết kết thúc,…
Giáo viên cũng lưu ývà thường xuyên rèn cho học sinh một số kĩ năng khác khi làm câu nghị luận văn học như:
- Về yêu cầu phân tích, cảm nhận: cần hiểu thao tác phân tích chính là thao tác nền cơ bản, từ đó người viết thể hiện những cảm nhận, cảm nghĩ của mình về đối tượng nghị luận. Học sinh cần nêu lên được những hiểu biết của mình về cái hay, cái đẹp của văn bản – tác phẩm về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Khi làm bài, học sinh cần chỉ ra mối quan hệ và sự tác động qua lại của hai phương diện này, tránh việc tách rời nội dung và nghệ thuật.
- Về kĩ năng lập dàn ý:
+ Mở bài: Có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.
+ Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.
+ Kết bài: Là phần kết thúc bài viết.Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.
- Về trình bày dẫn chứng trong bài văn nghị luận:
+ Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc lập luận bao giờ cũng quyết định dẫn chứng, không bao giờ có trường hợp ngược lại; dẫn chứng phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối.
+ Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, song song với hệ thống ý.
+ Cách sử dụng dẫn chứng:
Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, thường được dùng cho những câu thơ, câu văn hay.
Cách 2: Trích lại một số từ ngữ hay, đặc sắc.
Cách 3:Tóm tắt dẫn chứng bằng lời văn của mình, thường dùng cho văn xuôi và văn tự sự.