Lưu ý về trình bày:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn đề tài kinh nghiệm rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 33 - 37)

+ Không nên viết dài mà lan man, luẩn quẩn. Cần luôn tập trung vào vấn đề nghị luận.

+Bài viết phải có mở bài, thân bài và kết bài rõ ràng.

+ Khi làm bài trên tờ giấy thi, học sinh có thể kẻ/gấp nếp lề từ 1,5-2cm tính từ mép trái giấy thi (sử dụng thước kẻ 30cm). Việc này sẽ giúp người chấm có khoảng không gian để ghi điểm sang bên cạnh đồng thời nó cũng khiến bài viết trở nên thoáng đãng, rõ ràng hơn.Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng khi để lề quá nhiều vì việc này cũng có thể khiến học sinh mất điểm trình bày,cũng không được kẻ lề bằng bút, nên kẻ bằng móng tay, nó sẽ hạn chế việc hiểu học sinhtạo kí hiệu riêng trong bài thi.

+ Cần tách dòng khi làm xong mỗi câu, mỗi phần. Việc này sẽ khiến bài viết được thoáng đãng, không ríu rít giữa các phần, các câu, đặc biệt ở những phút cuối cùng khi làm bài học sinh chợt nhớ ra cần bổ sung thêm ý gì đó thì những dòng trống này sẽ là "cứu tinh" cho điểm trình bày.

+ Học sinh cần hạn chế tối đa việc gạch xóa, sai chính tả. Chữ có thể hơi xấu nhưng bắt buộc phải dễ đọc.Vì vậy trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh, giáo viên cần chú ý nhắc học sinh rèn chữ.

Giáo viên cũng lưu ý học sinh cần tránh các sai lệch thường gặp:

+ Diễn xuôi nội dung tác phẩm: lỗi này thể hiện ở chỗ người viết chỉ đơn giản kể lại cốt truyện, tóm tắt cốt truyện và coi đó là phân tích tác phẩm. Đối với thơ thì chủ yếu diễn xuôi các ý đã rõ trên câu chữ.

+ Tách rời nội dung và nghệ thuật, không thấy được sự gắn bó giữa chúng: lỗi này thường thể hiện ở chỗ học sinh tập trung phân tích, trình bày nội dung tác phẩm, gần đến kết bài mới nói qua một số đặc điểm về nghệ thuật. Có trường hợp những đặc điểm nghệ thuật này lại không ăn nhập với nội dung đã phân tích ở trên, lại chỉ được nói chung chung, gắn với bài nào cũng được.

+ Suy diễn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm một cách gượng ép: suy diễn một cách dung tục, cứng nhắc, gắn cho tác phẩm những ý nghĩa, những nội dung không có. Hoặc có trường hợp khi viết lại ca ngợi tác giả, tác phẩm một cách thái quá. Hoặc gắn cho những hình thức nghệ thuật bình thường những giá trị mà nó không có hoặc chưa đạt tới giá trị độc đáo.

Học sinh cũng cần được lưu ý khi làm đề văn nghị luận văn học cần phân tích tác phẩm văn học theo những nguyên tắc của tiếp nhận nghệ thuật; những khám phá cá nhân trong cảm thụ nghệ thuật rất cần được khuyến khích nhưng không vì thế mà suy diễn tùy tiện, dung tục.

Phân tích, bình giá một tác phẩm trước hết phải bám sát văn bản, cảm nhận được nội dung hàm chứa trong đó; nhận ra được những dấu hiệu hình thức ngôn từ độc đáo, khác lạ và phân tích, chỉ ra được vai trò, tác dụng của những hình thức đó trong việc thể hiện nội dung. Việc này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức đọc hiểu và rèn kĩ năng bình thơ, văn.

Thảo luận về kĩ năng làm bài văn nghị luận

6.2.Những ưuđiểm của giải pháp mới:

- Tuy công tác ôn thi THPT Quốc gia là công việc thường xuyên của mỗi năm học song việc thực hiện ở mỗi thầy(cô) giáo lại có thể có những phương pháp riêng, áp dụng với những đối tượng học sinh khác nhau, và vì vậy cũng mang đến những hiệu quả khác nhau. Sáng kiến“Một số kinh nghiệmnhằm nâng cao hiệu

quả rèn luyện kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đối với học sinh …”đã tập trung vào việc rèn luyện kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn

Ngữ văn đối với học sinh lớp 12 trường, giúp cho học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất về kĩ năng làm bài đối với một bài thi tự luận độc lập quan trọng trong xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.

- Việc rèn luyện kĩ năng làm bài như vậy được tiến hành trong cả năm học, thậm chí cả cấp học đối với các em học sinh lớp 12 trường đã làm cho học sinh dễ dàng tiếp nhận các bài tập, các đề kiểm tra, các đề thi, có tâm thế chủ động với kì thi THPT Quốc gia.

6.3. Tính mới của sáng kiến:

- Sáng kiến“Một số kinh nghiệmnhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ

năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đối với học sinh …” bám sát chặt

chẽ hơn yêu cầu thi THPT Quốc gia đối với bộ môncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Sáng kiến đã đề ra một số giải pháp có tính thực tiễn, thực hành, vận dụng, có tính khả thi hơn so với một số giải pháp sẵn có vốn còn nặng về mặt lí thuyết.

- Sáng kiến khi áp dụng với đối tượng các em học sinh trường THPT Uông Bímang lại tính ưu việt hơn khi nó được vận dụng phù hợp đối tượng học sinh trường công lập cấp thành phố trực thuộc tỉnh trong việc tiến tới mục tiêu xét tuyển đại học ngay từ nguyện vọng 1.

-Các giải pháp được đưa ra trong sáng kiến “Một số kinh nghiệmnhằm

nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đối với học sinh …do chính bản thân người viết trong quá trình giảng dạy và ôn thi

THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã tự nghiên cứu, suy nghĩ, trăn trở, phân tích rút kinh nghiệm bản thân cũng như đồng nghiệp. Sáng kiến cũng chưa từng được công bố, phổ biến, áp dụng trong và ngoài nhà trường.

7. Hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được khi áp dụng sáng kiến mang lại

Trong các năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018, với những mức độ áp dụng phù hợp với yêu cầu thi THPT Quốc gia thời điểm đó, kết quả điểm thi của bộ môn Ngữ văn trường luôn đứng trong tốp 3các trường THPT trong toàn tỉnh. Nhiều em đạt điểm khá, giỏi và đạt kết quả cao trong xét tuyển Đại học ngay đợt 1. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến về định hướng, rèn kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia cho học sinh mang lại.

Trong năm học 2019 – 2020, trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo không đưa ra Đề thi minh họa các môn thi THPT Quốc gia, trong đó có bộ môn Ngữ văn, chúng tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến “Một số kinh nghiệmnhằm nâng cao hiệu

quả rèn luyện kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đối với học sinh …”.Kết quả bước đầu đã ghi nhận qua so sánh số liệu như sau:

* Trước khi áp dụng sáng kiến:

Từ đầu năm học lớp 12, chúng tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bộ môn về kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia với các em học sinh lớp 12A8 và học sinh lớp ôn THPT Quốc gia 6 (buổi chiều).

Kết quả như sau: Lớp Điểm 8,0-10 Điểm 6,5-7,75 Điểm 5,0 – 6,25 Điểm 3,5-4,75 Điểm Dưới 3,5 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 12A8/28 1 3,6 5 17,9 13 46,4 9 32,1 0 0 QG6/45 1 2,2 10 22,2 14 31,1 18 40 2 4,5

Có thể nhận thấy số học sinh đạt điểm khá, giỏi chưa nhiều. Phổ điểm học sinh đạt từ 6,75 điểm trở lên còn khiêm tốn (với 15 học sinh, chiếm 20,5 %). Qua phân tích chất lượng làm bài, chúng tôi nhận thấy kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia ở nhiều em chưa thực sự chắc chắn, giáo viên cần phải chú ý rèn nhiều hơn nữa cho các em để đáp ứng nguyện vọng xét tuyển đại học khối C và D của đa số học sinh.

* Sau khi áp dụng sáng kiến:

Năm học 2019 – 2020 cũng là năm học áp dụng Kiểm tra chung các bài Kiểm tra định kì, trong đó có môn Ngữ văn. Qua kết quả các bài kiểm tra, đặc biệt kết quả bộ môn học kì I, chúng tôi nhận thấy kết quả của các em ngày càng tiến bộ, với 80% học sinh đạt Khá, giỏi bộ môn. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 12A8 và giáo viên ôn thi THPT Quốc gia 6 (buổi chiều), tôi đã suy nghĩ và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ôn thi và rèn kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia cho các em một cách kiên trì, thường xuyên.

Kết quả bài thi Khảo sát THPT Quốc gia lần 1 do nhà trường tổ chức như sau: Lớp Điểm 8,0-10 Điểm 6,5-7,75 Điểm 5,0 – 6,25 Điểm 3,5-4,75 Điểm Dưới 3,5 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 12A8 /26 3 11,5 11 42,3 7 26,9 5 19,3 0 0 QG6/ 3 7,0 14 32,6 19 44,2 7 16,2 0 0

43

(Ghi chú:

- Lớp 12A8 có 26 em dự thi khảo sát môn Ngữ văn - Lớp QG 6 có 43 em dự thi khảo sát môn Ngữ văn)

Nhận xét:

Đối chiếu với kết quả trước khi tiến hành sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy:

- Mặc dù là Kì thi Khảo sát, tâm lí nhiều học sinh chưa cố gắng và thể hiện hết mình, song qua kết quả làm bài của các em, chúng tôi nhận thấy các em học sinh có sự tiến bộ hơn về môn học, về kĩ năng làm bài. Phổ điểm học sinh đạt từ 6,75 điểm trở lên khá khả quan (với 30 học sinh, chiếm 43,5 %). Điều đó cho thấy hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệmnhằm

nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đối với học sinh …” trong quá trình chúng tôi tiến hành ôn thi và rèn kĩ năng làm

bài cho các em.

8. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Chúng tôi nhận thấy sáng kiến“Một số kinh nghiệmnhằm nâng cao hiệu

quả rèn luyện kĩ năng làm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đối với học sinh …” có thểđược áp dụng vào thực tế giảng dạy và ôn thi THPT Quốc gia môn

Ngữ văn đối với các em học sinh cả ba khối 10, 11, 12 và đặc biệt đối với học sinh khối 12 trong trường ..cũng như đối với các em học sinh cấp THPT nói chung.

9. Thời điểm áp dụng:

Thời gian thực hiện:

+ Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017 + Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 + Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020 Địa điểm:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn đề tài kinh nghiệm rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w