Tích hợp kiến thức Văn học

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy bài chiếu cầu hiền (Trang 25 - 26)

Với văn bản này, giáo viên có thể tích hợp theo cụm thể loại giúp học sinh hình thành được tri thức về thể loại và vận dụng được những tri thức đọc hiểu về thể loại đó.

+ VD: Dạy bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm, nên yêu cầu học sinh về nhà xem trước lại bài : “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn đã được học ở Lớp 8. Khi dạy ở trên lớp, ngay từ phần khởi động đoán ô chữ, ta có thể đặt câu hỏi:

Câu 1 : Tên một tác phẩm chiếu của Lý Công Uẩn ?

Câu 2 : Qua bài “Chiếu dời đô” đã được học ở Lớp 8, em hiểu như thế nào là thể chiếu?

văn bản:

VD: Người hiền (còn gọi hiền tài) là người như thế nào? Nêu vai trò và vị trí của người hiền đối với một quốc gia, dân tộc?

Hs nhắc lại vai trò của người hiền tài đã học ở lớp 10: “Hiền tài là nguyên khí của

quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung)

Chúng ta cũng có thể tích hợp kiến thức văn học trong hoạt động vận dụng, liên hệ thực tiễn của học sinh.

VD: Viết bài làm văn nghị luận xã hội: Sau khi học “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” – Thân Nhân Trung và “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm theo em, hiền tài có vị trí, vai trò quan trọng như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? Ngay từ bây giờ và mai sau bản thân em sẽ làm những gì để thực sự là người “tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”?

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm dạy bài chiếu cầu hiền (Trang 25 - 26)