Một số phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu TAI LIEU BOI DTX (Trang 34 - 36)

giới thiệu các bạn trong tổ em với một đoàn khách đến thăm lớp rồi tìm câu Ai là gì? mà mình đã nói.

- Để học sinh tập dùng câu Ai thế nào? miêu tả đặc điểm của sự vật, có thể cho học sinh quan sát tranh / ảnh, yêu cầu các em viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp em thấy trong tranh / ảnh rồi tìm câu

Ai thế nào? trong đoạn văn mình đã viết.

- Để học sinh tập dùng câu Ai làm gì? miêu tả hoạt động, có thể yêu cầu các em viết đoạn văn miêu tả hoạt động của ngƣời trong tranh / ảnh rồi tìm câu Ai làm gì? trong đoạn văn mình đã viết.

III. Một số phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học trong mônTiếng Việt Tiếng Việt

1. Định hướng đổi mới PPDH theo hướng hình thành và phát triển năng lực

Dạy học nhằm hình thành năng lực là dạy học hướng đến mục tiêu phát triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt để HS trở thành con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời.

a) Sự khác biệt giữa dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực với dạy học hiện hành ở Việt Nam (Dạy học theo hướng truyền đạt kiến thức, kỹ năng)

Chương trình hiện hành

- Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.

- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với học sinh.

- Nhìn chung, CT còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống.

- Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.

1. Một số vấn đề chung về lí thuyết2.1. Thế nào là dạy học tích cực 2.1. Thế nào là dạy học tích cực

DHTC hướng tới HĐ học tập chủ động của HS, quan tâm nhiều tới hứng thú và kinh nghiệm đã có của HS, chú trọng tới sự tham gia tích cực của HS trong từng HĐ học tập cụ thể để hiểu sâu hơn những kiến thức mới của bài, đạt mục tiêu bài học Tiếng Việt.

Trẻ em thường học qua trải nghiệm, khác với người lớn, do đã có nhiều kinh nghiệm nên người lớn có thể học theo những cách khác, có khi chỉ cần đọc sách cộng với kinh nghiệm cá nhân là có thể tưởng tượng và hiểu được điều sách nói. Điều đó có nghĩa là người lớn có thể học theo cách trừu tượng. Ngược lại, trẻ em phải có trải nghiệm thực tế. Theo thời gian, dần dần trẻ có thể học theo được cách trừu tượng. Tuy nhiên, kể cả với người lớn, nếu được học qua trải nghiệm thì cũng hiểu nhanh và tốt hơn. Học qua trải nghiệm là 1 cách học tích cực.

2.2. Một số kĩ năng cần có của GV trong giờ học TV :

(1). Kĩ năng hướng dẫn, hỗ trợ HS trong từng HĐ học tập bao gồm:

- KN tổ chức trò chơi khởi động đầu giờ học; trò chơi thư giãn giữa tiết học; các trò chơi học tập phù hợp với nội dung của bài học.

- KN giao việc phù hợp cho từng nhóm đối tượng HS (các dạng BT khác nhau với các yêu cầu khác nhau);

- KN tổ chức cho HS làm việc (cá nhân, nhóm cặp đôi/nhóm 4, cả lớp);

- KN hướng dẫn, hỗ trợ HS (trợ giúp những HS cần sự giúp đỡ 1 cách kịp thời và thích đáng); (2). KN quan sát (quan sát từng cá nhân HS xem HS phản ứng thế nào, học như thế nào; phát hiện những HS ko theo kịp bài học, XĐ HS chưa hiểu phần nào để hỗ trợ hoặc điều chỉnh kịp thời);

(3). KN kiểm soát, đánh giá hoạt động của HS (tìm ra nguyên nhân HS mắc lỗi và hướng dẫn HS 1 cách rõ ràng);

(4). KN phát huy khả năng sáng tạo của HS (vì lợi ích của HS, tạo cơ hội phát triển tốt nhất cho HS);

(5). KN ứng xử với HS (gần gũi, yêu thương, ân cần); tôn trọng tiến độ học tập của từng HS;…

2.3. Những dấu hiệu để nhận biết dạy học tích cực

Dấu hiệu hình thức:

 Các HĐ học tập được thiết kế cho HS học qua trải nghiệm  GV chú trọng rèn luyện PP tự học cho HS

 Tăng cường tự học cá nhân phối hợp với học tập hợp tác  Kết hợp đánh giá của thầy và tự ĐG của trò

(1) Mức độ tích cực, chủ động của HS: mức độ tham gia vào các HĐ học tập, Mức độ thoải mái của HS khi học tập ? Mức độ học sâu của HS? (Các dấu hiệu của học sâu: Cảm giác thoải mái của HS: Cảm giác tự tin; Cảm giác vừa sức; Cảm giác dễ chịu; Cảm giác được tôn trọng).

(2) Mức độ hướng dẫn của GV? Mức độ quan sát, dẫn dắt, thúc đẩy và khuyến khích HS học tập?

2.4. Những yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực

5 yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực trong giờ học

(1) Không khí học tập và các MQH trong lớp/nhóm thân thiện và mang tính kích thích:

Một phần của tài liệu TAI LIEU BOI DTX (Trang 34 - 36)