1. Đặc điểm của từ và việc dạy từ ở tiểu học
1.2. Nghĩa của từ:
Nghĩa của từ là một khối thống nhất bao gồm nhiều thành phần ý nghĩa. Bên cạnh ý nghĩa ngữ pháp, từ còn có ý nghĩa từ vựng. Các thành phần ý nghĩa từ vựng của từ là ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái. (Một từ có thể gồm đủ hoặc không đủ ba thành phần ý nghĩa này.)
Ý nghĩa biểu vật của từ là thành phần ý nghĩa quy định phạm vi hiện thực khách quan mà từ được sử dụng. Ý nghĩa biểu niệm của từ là toàn bộ những hiểu biết mà từ gợi ra về về sự vật, hiện tượng được gọi tên. Ý nghĩa biểu thái của từ là thành phần ý nghĩa phản ánh tình cảm, xúc cảm, thái độ của người sử dụng ngôn
ngữ.
Sau đây là một ví dụ về các thành phần ý nghĩa trong từ:
Hai từ ăn, xơi đồng nghĩa với nhau, có các nét nghĩa biểu niệm giống nhau, nhưng phạm vi
biểu vật của từ xơi hẹp hơn so với từ ăn: xơi chỉ hoạt động của người, còn ăn chỉ hoạt động của người, động vật, xe cộ… ; từ xơi có ý nghĩa biểu thái trọng thị, còn từ ăn không có ý nghĩa biểu thái
(nói cách khác, từ ăn có sắc thái trung hoà).
Khi tìm hiểu nghĩa từ, cần phải biết đến các thành phần ý nghĩa trong từ thì mới hiểu về từ một cách đầy đủ, từ đó có cơ sở để sử dụng từ một cách chính xác.
Ví dụ: to và lớn là hai từ đồng nghĩa, nhưng có thể nói: “Đó là một toà nhà to.” hoặc “Đó là một toà nhà lớn.” trong khi đó chỉ có thể nói “Đó là một nhà văn lớn.” mà không thể nói “Đó là một nhà văn to.” bởi vì từ lớn có thể đánh giá cả lượng (kích thước) và chất (tầm vóc), còn từ to thường đƣợc
dùng đánh giá về lượng, ít dùng đánh giá về chất.
- Nếu nói “Người đàn ông đó có nước da đỏ đắn.” thì đúng nhưng nói “Em bé đó có
chỉ màu da em bé.
- Nói “Mọi người rất tiếc thương và lập đền thờ bà.” thì đúng, nhưng nói “Mọi người rất
tiếc rẻ và lập đền thờ bà.” thì sai vì hai từ tiếc thương và tiếc rẻ có ý nghĩa không giống nhau.
• Tích cực hóa vốn từ c h o H S bằng cách dùng đặt câu. Ví dụ, bài Mở rộng vốn từ “Tài năng – tuần 19 lớp 4), với bài tập 3: “Đặt câu với một từ ở bài tập 1” (tài giỏi, tài nguyên, tài trợ, tài ba, tài
đức, tài sản, tài năng, tài hoa), học sinh có thể đặt câu với một từ có tiếng tài nhưng không gắn với đề
tài của bài học (tài năng) - ví dụ: “Nhà em có rất nhiều tài sản”. Câu này tuy đúng với yêu cầu của bài tập, nhưng không gắn với đề tài Tài năng. Trong khi đó, nếu giáo viên điều chỉnh yêu cầu của bài tập 3 thành “Đặt câu với một từ trong nhóm a của bài tập 1” (nhóm các từ có tiếng tài với nghĩa là “giỏi, có khả năng đặc biệt”), thì chắc chắn học sinh sẽ đặt được câu gắn với đề tài của bài học.