ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG hòa NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM LÀNG TRẺ SOS THANH hóa (Trang 32 - 33)

1.1. Thế mạnh:

- Sinh viên là người ham học hỏi, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp. - Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề công tác xã hội.

- Có sức khỏe, năng động và lòng nhiệt huyết cho công việc.

- Là người hòa đồng, thân thiện nên sẽ tạo cảm giác gần gũi với mọi người giúp cho quá trình tạo lập mối quan hệ dễ dàng.

1.2. Lĩnh vực quan tâm:

- Sinh viên quan tâm nhiều đến các trẻ em hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS đang hòa nhập với cộng đồng.

- Tại cơ sở thực tập sinh viên quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm về cách điều hành công việc lẫn lãnh đạo nhân viên của cơ quan thông qua người kiểm huấn viên.

- Sinh viên quan tâm chú trọng vào việc tích lũy các kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác chuyên môn tại cơ sở.

1.3. Lĩnh vực cần phát huy:

- Cần học hỏi, rèn luyện nhiều hơn nữa để hoàn chỉnh hơn kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ của bản thân.

- Cần trao đổi, tìm tòi đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong quá trình công tác sau này.

- Mạnh dạn xâm nhập nhiều hơn vào tất cả mọi lĩnh vực, mọi đối tượng công tác xã hội có thể tham gia.

- Bản thân cần tìm đến thân chủ của mình nhiều hơn để góp phần nhỏ bé giúp ích cho cộng đồng và xã hội.

1.4. Lý do chọn địa bàn thực tập:

- Địa bàn thực tập là quê hương của sinh viên mà sinh viên chưa có cơ hội để tìm hiểu. Nên muốn nhân cơ hội này được tìm hiểu sâu hơn về quê hương của mình. Mặt khác lại thuận tiện cho việc đi lại gần gia đình đảm bảo an toàn.

SOS Thanh Hóa là một môi trường thân thiện, là cái nôi nuôi dưỡng những trẻ em có số phận không được may mắn, mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ, vì vậy đã cuốn hút sinh viên, với mong muốn gần gũi với các em để tìm hiểu hoàn cảnh, cũng như những tâm tư nguyện vọng của các em, hơn nữa sinh viên muốn đóng góp phần nào sức lực của minh với mong muốn trợ giúp nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho các em.

1.5. Đánh giá kết quả đạt được:

Thông qua quá trình thực tập tai cơ sở, Sinh viên đã đúc rút được những bài học quý giá về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng lắng nghe, ... Mặt khác sinh viên có cơ hội để giao lưu, trao đổi, học hỏi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn với những cán bộ Hội cơ sở. Đây cũng là môi trường thuận lợi để sinh viên áp dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào công việc thực tế, đem lại kết quả nhất định. Sau tiến trình thực hiện với thân chủ sinh viên đã tự đánh giá được về khả năng của bản thân. Có những điểm mạnh để phát huy hơn nữa và những điểm hạn chế để khắc phục và sửa chữa.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO KHẢ NĂNG hòa NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM LÀNG TRẺ SOS THANH hóa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w