Nhận thức rõ vai trò trọng tâm của sự phát triển kinh tế trong đấu

Một phần của tài liệu đấu tranh giai cấp và vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội (Trang 27 - 28)

tranh giai cấp.

Đây là vấn đề cơ bản nhất, chủ yếu nhất của thời kỳ quá độ, bởi như V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể chiến thắng được chủ nghĩa tư bản khi nó tạo ra được năng suất lao động cao hơn thế.

Ở Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế thực chất là phát triển kinh tế nhiều thành phần, vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm ra được những nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của mỗi thành phần kinh tế, trên cơ sở vận dụng sáng tạo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Bên cạnh việc phát triển tất cả các thành phần kinh tế cần phải xác định vai trò, vị trí của từng thành

phần kinh tế, xác định thành phần nào là trọng tâm trong từng giai đoạn lịch sử. Để xác định vị trí của từng thành phần kinh tế phải dựa trên trình độ của lực lượng sản xuất. Với nước ta hiện nay, lực lượng sản xuất phổ biến là trình độ thủ công thì thành phần kinh tế phù hợp nhất với nó là thành phần kinh tế tư nhân. Nhưng kinh tế tư nhân ở Việt Nam hoàn toàn khác với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, bởi, ở Việt Nam thành phần này là một bộ phận quan trọng để tạo ra sự phát triển của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề vật chất kỹ thuật để xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Muốn phát triển thành phần kinh tế tư nhân, nhà nước cần tạo ra những giải pháp hữu hiệu để phát triển nó. Mặt khác, kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ thực chất không phải là kinh tế tư bản thuần tuý, mà là một hình thức của tư bản nhà nước, do đó, vấn đề quan trọng là trong quá trình phát triển nó, Đảng – Nhà nước phải có sự điều chỉnh các quan hệ sản xuất, xu hướng vận động của nó, đồng thời phải có sự quản lý của nhà nước. Đảng và Nhà nước cần chủ động, kịp thời điều chỉnh khi thành phần này đã phát triển mạnh tạo ra sự mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất để thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cùng phát triển.

Một phần của tài liệu đấu tranh giai cấp và vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w