Coi trọng cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá

Một phần của tài liệu đấu tranh giai cấp và vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội (Trang 28 - 29)

- xã hội.

Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng hiện nay cũng là một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm, đây là một “trọng điểm” mà kẻ thù tập trung chống phá, nếu xem nhẹ nó thì sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường về kinh tế – xã hội. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị tư tưởng hiện nay, trước hết phải nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy, phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh chính trị – tư tưởng phải kết hợp với đấu tranh kinh tế – văn hoá để tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, làm thất bại những tư tưởng phản động, cơ hội dưới mọi hình thức.

Đồng thời, phải coi trọng củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nâng cao vai trò, năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của Nhà nước. Đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay ở nước ta, nhân tố quyết định cho cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay. Để hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng này Đảng và Nhà nước cần phải thường xuyên tự đổi mới về mọi mặt, cả về con người, tổ chức, đường lối, chủ trương chính sách, tổ chức thực hiện, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị… đặc biệt là phải tỏ rõ thái độ kiên quyết không khoan nhượng với các hiện tượng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong cán bộ, đảng viên trong bộ máy Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu đấu tranh giai cấp và vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w