Tập quán ăn uống

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người lô lô ở huyện mèo vặc tỉnh hà giang (1986 2016) (Trang 25)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2.4. Tập quán ăn uống

Trong ăn, uống và hút, mỗi tộc người có những quan niệm và tập quán riêng phụ thuộc vảo sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với nhiều tộc người khác nhau. Nguồn lương thực, thực phẩm của người Lô Lô chủ yếu là các sản phẩm từ trồng trọt như lúa, ngô, khoai, sắn. Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phần lớn người Lô Lô ở Hà Giang thường ăn ngô, còn người Lô Lô ở Cao Bằng lại ăn gạo là chính. Từ ngô họ có chế biến thành nhiều món như cơm ngô, bánh ngô hay cháo ngô, thậm chí nấu độn với các loại khoai hay củ. Từ gạo họ cũng có thể chế biến thành nhiều món như cơm, cháo, bánh hoặc gạo nấu độn với ngô, khoai. Họ rất thích ăn đồ nếp, nhất là xôi nhiều màu, bánh dầy, bánh chưng. Với người Lô Lô cũng như nhiều tộc người trong vùng, nguồn thực phẩm chủ yếu là các sản phẩm chăn nuôi và tự gieo trồng. Họ nuôi khá nhiều lợn, gà, vịt, ngan, bò, dê, với mục đích để cung cấp thực phẩm hằng ngày và cho các nghi lễ, khi gia đình có khách đến thăm. Ngoài chăn nuôi, việc gieo trồng các loại rau cỏ và cây ăn quả ở quanh nhà hoặc trên nương rẫy như đậu các loại, mướp, rau cải, bầu, bí, rau dền cũng góp phần quan trọng vào việc cải thiện bữa ăn hằng ngày. Trước kia khi rừng còn nhiều loại chim, thú thì việc tìm kiếm rau hoặc săn bắt thú rừng hay đánh cá ở dưới sông, suối là việc không thể thiếu được trong hoạt động hàng ngày của người Lô Lô. Những hoạt động đó nhằm mục đích vừa để cải thiện bữa ăn và bảo vệ mùa màng, vừa đáp ứng các sở thích về săn bắn, hái lượm mà từ lâu đời đã trở thành thói quen được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Lương thực và thực phẩm của người Lô Lô được đáp ứng từ ba nguồn là tự trồng trọt và chăn nuôi, tìm kiếm từ trong thiên nhiên và thông qua trao đổi mua bán ở chợ. Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi dưới hình thức tự cung, tự cấp là nguồn chủ yếu. Với nguồn lương thực, thực phẩm phong phú như vậy đã ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chế biến chế biến nhiều món ăn, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con người nơi đây. Những món ăn trong ngày thường của họ là những món ăn có nguồn gốc chủ yếu là từ tinh bột được chế biến gạo, ngô, khoai, sắn. Đây là những món ăn chính và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu bữa ăn, bởi vì bất kì bữa ăn nào cũng có. Mặt khác, nếu gia đình nào thường

xuyên thiếu những món ăn này thì coi như gia đình đó đói nghèo, không đủ ăn. Bởi vậy, trước đây người Lô Lô có quan niệm nhà nào làm ra nhiều thóc, ngô, nhất là khi mùa thu hoạch đã đến mà thóc và ngô của năm cũ vẫn còn dư thừa là nhà đó giàu có và được ăn uống no đủ. Ngược lại, nhà nào thiếu thóc ngô thường bị dư luận, cộng đồng coi là nghèo khó, không đủ cơm ăn. Cách chế biến cơm, cơm ngô, mèn mén, khoai, sắn của người Lô Lô Mèo Vạc cũng tương tự như nhiều tộc người ở cùng địa phương đó là nấu, đồ và luộc. Ngoài những món ăn giàu tinh bột, thì có những món ăn giàu chất đạm và chất béo, các món ăn từ rau cỏ giàu vitamin và chất xơ. Các món ăn được người Lô Lô chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo sở thích của từng gia đình. Vì vậy mà cách bảo quản chúng cũng đa dạng với phương thức cũng như cách thức cho phù hợp với từng loại món ăn đã được chế biến. Rượu cũng là đồ uống được người Lô Lô, sử dụng nhiều trong những ngày lễ và tết, nhất là khi gia đình có công việc nhờ anh em, hàng xóm đến giúp đỡ. Họ chủ yều uống loại rượu tự cất. Đặc biệt, trong những ngày tết khi cúng tổ tiên, làm lễ vào nhà mới, hay đám cưới, đám ma, nhất thiết phải có rượu để bày lên bàn cúng.

Ngoài rượu, từ lâu đời, người Lô Lô cũng như nhiều tộc người thiểu số sống ở miền núi có thói quen uống nước nấu với một số lá cây rừng, vừa mát, vừa bổ. Song, xưa kia, khi dân cư còn thưa thớt, môi trường nước còn sạch sẽ, đồng bào Lô Lô cũng như nhiều đồng bào thiểu số khác, họ hay uống nước lã, không ít gia đình Lô Lô ở Hà Giang, đi làm nương xa nhà chỉ theo mèn mén để khi nào đói thì ăn,chan với nước lã lấy từ khe suối ở cạnh nương. Người Lô Lô, kể cả đàn ông và phụ nữ vẫn quen hút thuốc lào và thuốc lá tự trồng. Nhiều người phụ nữ và đàn ông Lô Lô vẫn còn thói quen hút thuốc lào bằng điếu cày hoặc hút thuốc lá bằng cuốn. Còn trước kia người đàn ông thường hút thuốc lá bằng tẩu.

Việc duy trì một tập quán ăn uống đã vốn có từ lâu của dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc, giữ vững nét đặc sắc trong việc chế biến các món ăn, thức uống theo phong cách cổ truyền, kết hợp với cách cư xử phù hợp trong từng bữa ăn sẽ góp phần làm bữa ăn hằng ngày trở nên hoàn hảo hơn, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình lại gần nhau hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Cơ cấu bữa ăn và cách thức tổ chức trong ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên. Cũng như nhiều tộc người thiểu số ở miền núi, xưa kia, khi cuộc sống còn bấp bênh, trong mỗi ngày, phần lớn các gia đình Lô Lô chỉ ăn hai bữa chính. Khi đó, các bữa phụ thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng họ gia đình, thông thường họ ăn từ một đến hai bữa phụ. Theo họ, bữa ăn là cơ hội tốt nhất để các

thành viên trong gia đình được ngồi quay quần bên nhau sau một khoảng thời gian lao động phân tán mỗi người một nơi. Bởi vậy, cứ đến bữa ăn chính trong ngày, thì mọi công việc trong nhà đều được ngưng lại, tất cả các thành viên có mặt ở nhà và cùng ngồi vào bàn ăn. Nếp ăn uống này đã trở thành một thói quen, không ai nhắc ai, chỉ trừ những thành viên vắng nhà do phải ăn cơm trước để đi chăn thả gia súc hoặc đi làm đổi công, nên ăn cơm ở gia đình khác. Trong bữa ăn, người Lô Lô cũng như nhiều tộc người khác, thường không để nồi cơm ở gần mâm mà đặt cạnh bếp. Họ không dùng một đôi đũa như người Việt hay người Tày, mà chỉ dùng một chiếc. Đầu để lấy cơm, bao giờ cũng to bản và mỏng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Lô Lô là một dân tộc trong số 54 dân tộc anh em Việt Nam, người Lô Lô được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, ở Trung Quốc gọi người Lô Lô là dân tộc Di. Ở Việt Nam gọi là Pu Mìa hay Ma. Tiếng nói của họ thuộc hệ ngôn ngữ Hán – Tạng, nhóm Tạng – Miến. Dân số với khoảng hơn 4000 người. Họ cư trú ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Lai Châu, tập trung đông ở hai tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Họ đến Việt Nam vào khoảng năm 937. Sau đó vào khoảng thế kỉ XVII, họ đến Mèo Vạc (Hà Giang), rồi từ Mèo Vạc di cư sang Bảo Lạc (Cao Bằng).

Các nghành kinh tế truyền thống của dân tộc này là trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tự nhiên, các nghề thủ công và trao đổi buôn bán. Trong đó, trồng trọt đóng vai trò chủ yếu, cây lương thực chính là cây ngô và cây lúa. Chăn nuôi đại gia súc và các loại gia cầm. Gia súc được dùng làm sức kéo, gia cầm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày hoặc vào những dịp lễ của gia đình, dòng họ.

Về mặt xã hội, quan hệ dòng họ của người Lô Lô được tính theo phụ hệ, với nhiều dòng họ khác nhau: Chi Chu, Lò, Lang Lí, Hoàng..., Hôn nhân tuân thủ theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc, những người cùng họ không được lấy nhau trong 5 đời, tục lệ hôn nhân phải gồm đủ 4 nghi lễ chính. Tập quán tang ma, họ quan niệm xác chết, nhưng hồn vẫn còn sống và họ làm ma để chôn xác, đưa linh hồn đoàn tụ với tổ tiên.

Về văn hóa truyền thống gồm có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trong văn hóa vật chất, nhà sàn là loại nhà ở phổ biến nhất, Bộ trang phục của người phụ nữ gồm khăn, áo, quần, váy, dây lưng, xà cạp và tạp dề, và đi liền với một số đồ trang sức. Còn đối với trang phục nam thì cũng gồm mũ, khăn, áo và

quần, giày dép. Về văn hóa tinh thần, chữ viết xuất hiện sớm, nhưng bị mai một và không phổ biến rộng rãi. Trong tín ngưỡng tôn giáo thì họ có niềm tin sâu sắc vào thần linh, vào sự che chở và phù hộ của tổ tiên. Họ có nhiều lễ hội truyền thống cùng với kho tàng văn học dân gian quý báo.

CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG (1986- 2016) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO LƯU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC LÔ LÔ 3.1. Những biến đổi về văn hóa vật chất

3.1.1. Nhà ở và một số tập quán sinh hoạt liên quan đến nhà ở

3.1.1.1. Nhà ở

Loại nhà sàn nửa sàn nửa đất đã không còn xuất hiện nữa. Họ sinh sống trong nhiều ngôi nhà có cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương và khả năng kinh tế của mỗi hộ gia đình. Đó là các loại nhà: sàn hay nền đất, tường xây bằng gạch hoặc có thể xây bằng đất, thưng bằng ván hay phên tre, mái lợp bằng ngói hoặc cỏ gianh,....sự thay đổi trên không chỉ về cấu trúc và nguyên vật liệu xây nhà ở mà cả về kiến trúc, cách bố trí sử dụng mặt bằng sinh hoạt. Những sự biến đổi về nhà ở của người Lô Lô chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi nhanh chóng của môi trường sinh thái, đặc biệt là việc mở rộng giao lưu và phát triển kinh tế ở trong vùng. Nếu dựa vào cấu trúc vì kèo để phân loại thì người Lô Lô sống trong loại nhà có vì kèo ba cột và loại nhà có vì kèo nhiều cột. Đến thời gian sau này, do có nhiều biến đổi, nhà trệt được coi là thuận tiện. Nhưng ở nhiều nơi như xã Tín Cái, huyện Mèo Vạc và các xã thuộc huyện Bảo Lâm thì nhà sàn của người Lô Lô vẫn còn tồn tại phổ biến. Hiện nay, do rừng bị thu hẹp thiếu gỗ và tre nên những gia đình Lô Lô thường sống trong những ngôi nhà trệt, loại nhà này cũng chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gần đây.

3.1.1.2. Một tập quán sinh hoạt liên quan đến nhà ở

Khi đã dự định làm nhà mới, việc chuẩn bị nguyên vật liệu cũng được quan tâm và chuẩn bị trước. Trước đây khi rừng còn nhiều gỗ quý thì công việc này không mấy khó khăn, nhưng càng về sau rừng bị chặt phá cho nên mỗi gia đình Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang cũng như huyện Đồng Văn họ phải tự lo trồng cây để sau này dùng vào việc làm nhà. Và việc lấy nguyên vật liệu để làm nhà cũng phải tuân theo một số tập quán như chọn ngày tháng tốt, chọn cây.

Cách thể hiện cuộc sống sinh hoạt trong ngôi nhà của mỗi tộc người lại có những nét riêng. Một trong những đặc điểm thể hiện rõ nét nhất tập quán sinh hoạt của người Lô Lô là cách bố trí những chiếc giường ngủ cho các thành viên trong gia đình. Họ thường căn cứ vào số lượng các thành viên trong gia đình mà đặt số

lượng giường ngủ cho thích hợp. Cùng với quy định về chỗ ngủ, còn có những quy định khá nghiêm ngặt về việc đi lại của các thành viên trong nhà. Thường ngày, bố chồng không được đi vào buồng ngủ của con dâu, bố đẻ cũng không được đến chỗ ngủ của các cô con gái đã lớn tuổi. Họ cho rằng nếu không tuân thủ những quy định này thì gia đình làm ăn không phát đạt, sẽ bị cộng đồng chê cười. Về sau, với sự mở rộng dân trí và giao lưu văn hóa, nhiều yếu tố kiêng kị đã không còn nghiêm ngặt như trước đây.

3.1.2. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt

Trước đây do chưa có những điều kiện thích hợp để sản xuất ra nhiều công cụ tiên tiến về mặt công nghệ để phục vụ nhu cầu sản xuất thiết yếu, và do chưa có nhiều điều kiện trong kinh tế, nên phần lớn các loại nông cụ thường do người dân tự làm, một số ít mua ở chợ. Họ phải sử dụng công cụ thô sơ để vận chuyển, cất giữ và thu hoạch nông sản như bàn đạp lúa, gùi, đòn gánh, bồ, cót, sọt.. Hiện nay, công nghệ trở nên tiến bộ hơn, các gia đình Lô Lô sử dụng các phương tiện bằng máy để thu hoạch nông sản như máy tuốt lúa đạp chân, xe máy để chở.

Mâm ăn cơm của người Lô Lô có sự khác biệt tương đối giữa những gia đình gia Lô Lô ở nhà nhà sàn và gia đình ở nhà trệt. Những gia đình ở nhà trệt thường ăn cơm trên bàn gỗ hình chữ nhật hay hình vuông. Bàn này được sử dụng như một chiếc mâm riêng. Hiện nay cũng có một số gia đình dùng loại mâm tròn bằng nhôm. Ngoài ra họ còn sử dụng nhiều loại đồ dùng khác nhau như thùng gỗ, chum, vại.

Phương tiện vận chuyển chủ yếu của người Lô Lô là chiếc gùi túi, sọt. Về sau họ dùng thêm một số phương tiện khác như xe đạp, xe máy. Tuy nhiên, ở Hà Giang, thồ bằng ngựa vẫn còn được duy trì. Có thể thấy rằng phương tiện đi lại và vận chuyển của người Lô Lô vẫn còn khá thô sơ, do điều kiện tự nhiên không cho phép.

3.1.3. Trang phục

3.1.3.1. Trang phục nữ

Trước đây, họ có tập quán làm giày từ vải đã được nhuộm chàm, nhưng từ lâu, họ bỏ tập quán này và mua giày ở chợ để đi. Khoảng giai đoạn gần đây, họ thường đi loại giày vải nhung đen, có quai hậu của người Trung Quốc, hoặc có khi họ sử dụng dép nhựa. Riêng các cụ già thì vẫn thường đi chân đất.

3.1.3.2. Trang phục nam

Nhiều người đàn ông ưa thích mặc loại quần bộ đội hoặc quần Âu. Tuy nhiên, hiện nay loại quần truyền thống đó chủ yếu mặc trong dịp lễ hội, cũng có sự cải tiến bằng cách thêu và ráp hoa văn như quần của phụ nữ.

Áo của họ giống áo của người Hmong, việc may chiếc áo này cũng khá đơn giản, bởi vì không phải thêu hoa văn trang trí. Tuy vậy, dưới tác động của nghành du lịch, áo và nhất là quần của nam giới Lô Lô ở Mèo Vạc cũng đã được thêu, ráp vải màu tạo ra một số họa tiết hoa văn như việc trang trí trên áo phụ nữ. Còn đối với giày, họ đi giày cũng giống như phụ nữ, do chính họ tự làm ra hoặc mua ở chợ. Những người đàn ông có tuổi thường đi loại giày vải bata, đế bằng cao su do các nhà máy giày sản xuất. Có nhiều người, kể cả nam lẫn nữ thích đi dép nhựa. Trong những ngày hè, lúc lao động họ thường hay đi chân đất. Lớp thanh niên, tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà họ đi giày da hoặc loại giày vải đắt tiền hơn.

3.1.4 Tập quán ăn uống

Phần lớn người Lô Lô ở Hà Giang thường ăn ngô, còn người Lô Lô ở Cao Bằng lại ăn gạo là chính. Dần dần về sau, người Lô Lô bất kể ở địa phương nào cũng làm lúa nước hay lúa nước hay kết hợp trồng ngô. Gạo đã trở thành thức ăn chính của người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang. Thậm chí có một số gia đình, bán ngô lấy tiền để mua gạo ăn.

Việc tìm kiếm rau hoặc săn bắt thú rừng hay đánh cá ở dưới sông, suối là

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người lô lô ở huyện mèo vặc tỉnh hà giang (1986 2016) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)