Trang phục nam

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người lô lô ở huyện mèo vặc tỉnh hà giang (1986 2016) (Trang 31 - 33)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.3.2. Trang phục nam

Nhiều người đàn ông ưa thích mặc loại quần bộ đội hoặc quần Âu. Tuy nhiên, hiện nay loại quần truyền thống đó chủ yếu mặc trong dịp lễ hội, cũng có sự cải tiến bằng cách thêu và ráp hoa văn như quần của phụ nữ.

Áo của họ giống áo của người Hmong, việc may chiếc áo này cũng khá đơn giản, bởi vì không phải thêu hoa văn trang trí. Tuy vậy, dưới tác động của nghành du lịch, áo và nhất là quần của nam giới Lô Lô ở Mèo Vạc cũng đã được thêu, ráp vải màu tạo ra một số họa tiết hoa văn như việc trang trí trên áo phụ nữ. Còn đối với giày, họ đi giày cũng giống như phụ nữ, do chính họ tự làm ra hoặc mua ở chợ. Những người đàn ông có tuổi thường đi loại giày vải bata, đế bằng cao su do các nhà máy giày sản xuất. Có nhiều người, kể cả nam lẫn nữ thích đi dép nhựa. Trong những ngày hè, lúc lao động họ thường hay đi chân đất. Lớp thanh niên, tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình mà họ đi giày da hoặc loại giày vải đắt tiền hơn.

3.1.4 Tập quán ăn uống

Phần lớn người Lô Lô ở Hà Giang thường ăn ngô, còn người Lô Lô ở Cao Bằng lại ăn gạo là chính. Dần dần về sau, người Lô Lô bất kể ở địa phương nào cũng làm lúa nước hay lúa nước hay kết hợp trồng ngô. Gạo đã trở thành thức ăn chính của người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang. Thậm chí có một số gia đình, bán ngô lấy tiền để mua gạo ăn.

Việc tìm kiếm rau hoặc săn bắt thú rừng hay đánh cá ở dưới sông, suối là việc không thể thiếu được trong hoạt động hàng ngày của người Lô Lô. Những hoạt động đó nhằm mục đích vừa để cải thiện bữa ăn và bảo vệ mùa màng, vừa đáp ứng các sở thích về săn bắn, hái lượm. Về sau, do sự khắc nghiệt của tự nhiên, cá ở dưới sông suối cũng như ít rau cỏ và chim thú ở trong rừng, xa nơi cư trú nên việc tìm kiếm các nguồn lợi tự nhiên đã hạn chế rất nhiều. Để bù đắp lại sự thiếu hụt đó, người Lô Lô cũng đã chú trọng đến việc gia tăng sản xuất, gieo trồng rau, quả và phát triển chăn nuôi.

Trong ăn uống, người Lô Lô cho rằng phải có sự đầy đủ trong cơ cấu bữa ăn. Những món ăn thường có nhiều chất giàu tinh bột. Trong sản xuất, phải có dư giả ở năm cũ (dư thóc, ngô) thì cuộc sống mới được no đủ và ngược lại. Quan niệm này đã dần thay đổi ít nhiều, do điều kiện làm ra hạt gạo, hạt ngô không chỉ nhờ trồng trọt mà còn nhờ vào chăn nuôi gà, lợn hoặc trâu, bò rồi đem bán cũng

đủ tiền mua lương thực ăn quanh năm. Có lẽ, đây cũng là điểm tương đồng với nhiều tộc người anh em ở miền núi phía Bắc. Ở nhiều địa phương, do có điện lưới quốc gia, nên nhiều gia đình Lô Lô đã nấu cơm bằng nồi cơm điện, vừa tiện lợi lại không tốn nhiều thời gian. Tuy vậy, trong các dịp lễ, tết do có nhiều người ăn nên họ vẫn nấu cơm bằng bếp củi theo kiểu truyền thống. Và cho đến nay, việc bảo quản lương thực, thực phẩm của người Lô Lô vẫn được duy trì theo lối cổ truyền.

Hiện nay, do đời sống kinh tế có phần khám khá hơn, nên càng có thêm điều kiện để chế biến rượu và duy trì tập quán uống rượu ở các vùng khác nhau của tộc người Lô Lô. Ngày nay, đồng bào nhận thức được việc ăn uống thiếu vệ sinh sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Vì vậy, hầu hết các gia đình Lô Lô ở Hà Giang hay Cao Bằng đều quan tâm đến việc đun nước sôi để uống. Thực tế là hiện nay họ đã trồng chè để nấu nước uống. Đàn ông Lô Lô, đặc biệt là lớp thanh niên và trung niên, kể cả một số người già, rất thích uống chè khô hãm trong ấm chuyên. Đó cũng là đồ uống hàng ngày được họ dùng để tiếp khách. Ngoài những thức uống trên, hiện nay do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên cũng có nhiều người Lô Lô thích uống bia và các loại nước ngọt có ga.

Trước kia người đàn ông thường hút thuốc lá bằng tẩu. Nhưng gần đây, hầu như không còn ai hút thuốc lá bằng tẩu nữa, họ thích hút thuốc lá bao được sản xuất bởi các nhà máy, giống với người Kinh. Đặc điểm điển hình của người phụ nữ ở đây là họ có tập quán ăn trầu. Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ trung niên rất thích ăn rầu, chỉ có lớp trẻ là ít ăn. Hiện nay do đời sống kinh tế được cải thiện, nên trong mỗi ngày, hầu hết các gia đình đều ăn ba bữa chính. Đó là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, có gia đình còn ăn thêm một bữa phụ. Tùy thuộc và vụ mùa và hoàn cảnh lao động của từng gia đình, các bữa chính trong ngày được ăn vào sáng sớm từ 6 đến 7 giờ, vào buổi chiều từ 12 đến 13 giờ, buổi tối từ 19 đến 20 giờ. Khi đó, các bữa ăn phụ thường không theo thời gian quy định mà theo nhu cầu của từng người. Chẳng hạn, trẻ em hay ăn vào 15 giờ chiều, người lớn chỉ ăn khi cảm thấy đói.

Cung cách ăn uống của người Lô Lô là điểm cơ bản nhất thể hiện rõ nét về cách cư xử trong ăn uống của người Lô Lô. Nhìn chung, người Lô Lô ăn uống khá đơn giản, phản ánh cuộc sống bấp bênh của việc canh tác nương rẫy của họ. Trước đây, khi ngồi ăn uống, họ kiêng không cho on dâu không được ngồi đối diện với ông và bố chồng. Trước đây, họ còn kiêng, không để đũa lên miệng bát

khi đang ăn hoặc khi đã ăn xong. Người Lô Lô ở Mèo Vạc (nơi có sự biến đổi nhiều nhất) vẫn còn duy trì tập quán này. Riêng tập quán con dâu không ngồi đối diện với ông hay bố chồng đã mai một, nếu có cũng không nghiêm ngặt như trước kia.

Giống như một số tộc người thiểu số khác, việc chia ra nhiều mâm để ăn uống trong gia đình chỉ xảy ra khi nhà có khách hoặc thành viên trong gia đình quá đông không đủ chỗ để ngồi ăn cùng mâm. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một vài gia đình chia ra thành nhiều mâm để mâm để ngồi ăn cho tiện và hiện tượng này chỉ xảy ra vào khoảng thời gian gần đây, thường xảy ra đối với gia đình nhiều thành viên. Khi đó, mâm ở gian bếp là bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ. Còn mâm ở trên nhà có ông, bố, con con trai và cháu trai lớn tuổi. Trong ăn uống, khi đã ngồi vào mâm phải đợi đủ người mới được cầm bát đũa. Họ thường mời mọc, nhường nhịn và gắp thức ăn cho nhau.

Tóm lại, đến nay người Lô Lô vẫn duy trì được nhiều nét truyền thống trong ăn uống, từ việc chế biến các món ăn, đồ uống, thức hút cho đến ứng xử trong ăn uống. Những biến đổi thường chỉ tập trung vào việc tiếp thu một số món ăn và việc chế biến của một số tộc người khác. Trong khâu bảo quản, sự biến đổi thể hiện rõ ở việc thay cất trữ thực phẩm bằng việc đi mua khi cần.

[Khổng Diễn – Trần Bình (Đồng chủ biên). Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, 2007]

Một phần của tài liệu Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người lô lô ở huyện mèo vặc tỉnh hà giang (1986 2016) (Trang 31 - 33)