Là một công ty kinh doanh quốc tế theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia và chiến lược toàn cầu, Starbucks đã lựa chọn cho mình mô hình cấu trúc chính là mô hình cấu trúc khu vực địa lí phù hợp với khả năng của công ty cũng như chiến lược kinh doanh mà công ty đã lựa chọn.
Mô hình cấu trúc khu vực địa lí của Starbucks
Starbucks luôn đề ra các mục tiêu rất cụ thể cho chiến lược phát triển thương hiệu của mình:
_ Thứ nhất, mục tiêu quan trọng nhất của Starbucks là duy trì hình ảnh về một thương hiệu nổi tiếng và được kì vọng hàng đầu thế giới.
_ Thứ hai, trong nỗ lực tăng trưởng thông qua mở rộng kinh doanh tại các thị trường mới, Starbucks không quên mục tiêu duy trì bản sắc thương hiệu thông qua giữ gìn các sản phẩm truyền thống, duy trì những trải nghiệm khác biệt mà cửa hàng của họ đã và đang mang lại cho khách.
_ Thứ ba, trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và cam kết các vấn đề xã hội. Với tham vọng trở thành thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks sẽ luôn phải tìm cách làm hài lòng khách hàng, do đó họ sẽ phải mở rộng đa dạng sản phẩm của mình ở tất cả các thị trường để làm hài lòng khách hàng ở mọi nơi. Sử dụng hai chiến lược kinh doanh là chiến lược toàn cầu và chiến lược địa phương hóa, thì việc lựa chọn mô hình cấu trúc khu vực địa lí thực sự rất phù hợp với Starbucks. Bởi lẽ, sử dụng mô hình này sẽ giúp Starbucks dễ dàng trong việc quản lí, điều hành các cửa hàng của mình ở các nước.
Starbucks chọn cho mình mô hình cấu trúc khu vực địa lý phù hợp với chiến lược kinh doanh. Họ sử dựng cách thức kinh doanh riêng của mình để “bành trướng” thị trường của mình ra toàn thế giới.
Đầu tiên, Starbucks chia toàn thể thị trường của mình thành ba khu vực thị trường khác nhau: khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; khu vực Châu Mỹ và khu vực Châu Âu- Trung Đông. Starbucks phân chia như vậy bởi vì mỗi khu vực sẽ có những sự khác nhau về văn hóa uống cà phê, đồng thời giúp cho việc quản lí dễ dàng hơn, giảm được những áp lực cho trụ sở chính. Ở mỗi khu vực này sẽ có những chủ tịch riêng (ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là ông Jeff Hansberry ) nhằm điều hành, phụ trách hoạt động kinh doanh ở các khu vực. Họ sẽ quản lí các hoạt động ở các thị trường nhỏ trong khu vực và báo cáo lại kết quả kinh doanh về trụ sở chính. Đồng thời , họ cũng là người quyết định các chiến lược cho sự phát triển của hệ thống chuỗi cửa hàng trong khu vực của mình (nếu nó phù hợp cho sự phát triển của khu vực mình và nằm trong khả năng quyên lực của mình).
Tiếp theo, Starbucks coi mỗi nước là một thị trường nhỏ hơn và tại mỗi nước này họ xây dựng hệ thống chuỗi cửa hàng của mình. Hiện nay, trong chuỗi cửa hàng ở các nước Starbucks đã có hơn 17.000 cửa hàng. Ở mỗi nước lại có những người phụ trách riêng là các tổng giám đốc ở mỗi nước (ở Việt Nam là bà Patricia Marques) trong việc quản lí hoạt động của các cửa hàng.
Trụ sở chính của công ty mẹ ra quyết định về chiến lược tổng thể và phối hợp các hoạt động của các cơ sở khác. Với hệ thống quản lí xuyên suốt từ trên xuống dưới như vậy thì sẽ đảm bảo cho chất lượng các sản phẩm của Starbucks một cách tốt nhất. Hơn nữa, nhờ việc phân chia như vậy sẽ giúp Starbucks tạo được sự khác biệt trong các cửa hàng của mình phù hợp với khách hàng của mỗi nước. Bởi vì, ở mỗi quốc gia mà
Starbucks kinh doanh sẽ có sự khác biệt nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà mục tiêu của Starbucks đó là giữ gìn bản sắc văn hóa ở mỗi quốc gia; do đó, nếu coi mỗi thi trường khu vực hay quốc gia là duy nhất thì sẽ đảm bảo cho Starbuks thực hiện mục tiêu đó trở thành “người khổng lồ có bản sắc”. Ở mỗi thị trường , họ sẽ tìm hiểu nhu cầu, sở thích riêng của mỗi khách hàng để tạo ra các sản phẩm thoản mãn nhu cầu của họ, tôn trọng bản sắc văn hóa ở mỗi quốc gia. Ví dụ, qua nghiên cứu thì Starbucks đã nhận thấy được sự khác nhau giữa văn hóa uống cà phê của người Việt Nam và người Mỹ; do đó ở các cửa hàng của hai thị trường này Starbucks đã tạo ra những điểm khác biệt từ sản phẩm cho đến cách phục vụ, trang trí trong cửa hàng cũng như vị trí của cửa hàng. Với mô hình cấu trúc này giúp Starbucks thâm nhập nhanh chóng vào thị trường mà mình lựa chọn, đồng thời giúp hệ thống chuỗi cửa hàng phát triển nhanh do đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; tạo được các sản phẩm có những điểm khác biệt thích hợp với khách hàng ở các thị trường khác nhau giúp làm tăng uy tín của công ty; mặt khác đưa ra được các quyết định kịp thời giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường đó.