Cách thức kinh doanh

Một phần của tài liệu Tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của starbucks (Trang 28 - 30)

Mở rộng thị trường quốc tế đang trở thành chiến lược quan trọng của Starbucks. Sự tăng trưởng hiện nay của Starbucks phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển số lượng cửa hàng tại châu Á và doanh số bán cà phê hòa tan VIA trên toàn thế giới.

Các chiến lược mở rộng thị trường của Starbucks bao gồm: liên doanh, cấp giấy phép, vốn chủ sở hữu. Sau vụ việc liên quan đến nhượng quyền thương hiệu sả ra năm 2006, thì hiện nay Starbucks đã gần như không còn sử dụng hình thức này. Với mỗi thị trường, Starbucks sẽ cân nhắc, xem xét và đưa ra một chiến lược mở rộng thi trường riêng phù hợp với điều kiện thị trường ở khu vực đó. Dựa vào điều kiện thị trường Việt Nam, Starbucks đã lựa chọn hình thức cấp giấy phép cho tập đoàn Hồng Kông Maxim’s Group.

Quốc gia Loại hình gia nhập Tên hoạt động Năm

Canada Vốn chủ sở hữu Starbucks coffee Canada 1996

New Zealand Cấp giấy phép Restaurant Brands 1998

Taiwan Liên doanh President Coffee corp 1998

Kuwait Cấp giấy phép Alshaya 1999

Philippine Cấp giấy phép Rustan’s Coffee corp 2000

Australia Liên doanh Markus Hofer 2000

Israel Liên doanh Delek Coperation** 2001

Austria Cấp giấy phép Bon Appetit Group** 2001

Switzerland Cấp giấy phép Bon Appetit Group** 2001

Germany Liên doanh Karstadt Qualle AG 2002

Greece Liên doanh Marinopoulos Brothers 2002

Mexico Liên doanh SC de Mexico 2002

Hawaii Liên doanh Café Hawaii Partner 2002

Hong Kong Liên doanh Maxim’s Caterers Ltd 2000

Indonesia Liên doanh PT Mitra A Diperkasa 2002

Pueto Rico Liên doanh Pueto Rico Coffee partner 2002

Lebanon Cấp giấy phép Alshaya N.A.

Spain Liên doanh Grupo Vips 2002

Việt Nam Cấp giấy phép Hồng Kông Maxim’s Group 2013

Ấn Độ Liên doanh Tata Global Beverages 2012

Starbucks tin tưởng rằng sự thành công của họ tại thị trường châu Á là nhờ họ đã hấp dẫn được giới trẻ tại đây- lực lượng luôn háo hức tiếp nhận văn hóa Mỹ. Dù

Starbucks sẽ giới thiệu các món ăn có hương vị châu Á, nhưng vẫn duy trì sự vận hành và cách phục vụ để khách hàng có thể trải nghiệm được hơi thở văn hóa Mỹ.

Trước khi mở rộng thị trường ở một quốc gia nào, Starbucks sẽ tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng ở khu vực đó cũng như tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình ở các khu vực. Lựa chọn được thị trường tiềm năng, Starbucks sẽ lựa chọn đối tác của mình. Chiến lược chọn đối tác của Starbuck’s cũng có công thức nhất định.

Điều kiện tiên quyết để chọn đối tác địa phương của họ tại châu Á là phải có nguồn tài chính thật dồi dào để có thể duy trì một cuộc chơi “dài hơi”. Những đối tác đầu tiên của Starbucks tại châu Á như Sazaby (Nhật Bản), Bonvert Holding (Singapore) đều là những công ty đại chúng khổng lồ.

Điều kiện thứ hai để trở thành đối tác của Starbucks là phải chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ đến mức độ không có "khoảng không tự do" nào trong vận hành. Và cũng vì thế mà phương thức hợp tác phổ biến của của Starbucks tại thị trường phương Đông là liên doanh với đối tác địa phương và kiểm soát toàn bộ tiêu chuẩn vận hành.

Sau khi đã lựa chọn được đối tác, Starbucks tiến hành xây dựng hệ thống cửa hàng của mình. Tiêu chí hoạt động của Starbucks đó là tôn trọng văn hóa của các nước mà mình kinh doanh do đó các cửa hàng của Starbucks được thiết kế phù hợp với thói quen, sở thích của khách hàng nhưng cũng không làm đi những đặc trưng của Starbucks. Các sản phẩm của Starbucks ở các nước khác nhau sẽ có những điểm khác nhau phục vụ nhu cầu, sở thích của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của starbucks (Trang 28 - 30)