2014)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 85.
41Nguyễn Văn Lan, “Từ chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ, nhìn lại quan hệ hợp tác VIệt Nam - Ấn Độ 45 năm qua”, Kỷ yếu Hội tháo Khoa học Quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ 45 nam Quan hệ ngoại giao và 10 nam Đối tác chiến lược, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr 118.
Năm 2006-200742. Ngoài ra, Ấn Độ còn trao đổi với Giáo hội Phật giáo Việt Nam các suất học bổng đặc biệt hàng năm đào tạo sau đại học về Phật học và học tiếng Phạn tại Ấn Độ.
Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực Ấn Độ - Việt Nam được tiến hành ngày càng tăng, ngoài các suất học bổng, Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực thông qua Học viện NIIT tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm Đào tạo Tiếng anh VICELT tại Đà Nẵng năm 2010 đao tạo Tiếng anh cho cán bộ, công chức, doanh nhân và sinh viên, Trung tâm Doanh nhân Việt Nam - Ấn Độ (VIEDC) năm 2005, Trung tâm CNTT-Ngoại ngữ (tại Nha Trang) giai đoạn 1 được xây dựng năm 2014 và đi vào hoat động đầu năm 2015 và dự kiến giai đoạn 2 được triển khai trong thời gian từ năm 2016-2018. Trong dự án này, Ấn Độ hỗ trợ 70% kinh phí bằng nguồn vốn ODA. Đây là công trình hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ, nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư, bồi dưỡng chuyên sâu cho cán bộ có trình độ cao về CNTT và năng lực tiếng Anh cho quân đội. Dự án xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực lớn nhất trong hợp tác, hỗ trợ song phương của Ấn Độ dành cho Việt Nam có thể kể đến là Trung tâm ARC-ICT Việt Nam-Ấn Độ (tại Hà Nội) có nhiệm vụ đóng góp vào việc đào tạo nguồn lực CNNTT-TT, đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT-TT của Việt Nam với tổng số vốn đầu tư hơn 57 tỷ đồng của chính phủ Ấn Độ, trong đó có hơn 46 tỷ đồng viện trợ không hoàn lại đã đi vào hoạt động43
Nhìn Chung, quan hệ hai nước trong các giai đoạn của chính sách hướng Đông trên lĩnh vực giáo dục chưa được quan tâm và phát triển mạnh, chủ yếu bên phía Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam nhiều hơn.
Về khoa học – kỹ thuật, trong giai đoạn đầu của chính sách hướng Đông, hai bên ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp vào năm (1993), Nghị định thư về Công nghệ Thông tin (1999). Bước sang giai đoạn hai, Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về hợp tác song phương không ngừng gia tăng trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận rằng có nhiều tiềm năng hợp tác về khoa học giữa hai nước trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y tế, khoa 42 Trần Đức Minh, “Ngoại giao nhân dân trong hợp tác phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ”, Kỷ yếu Hội tháo Khoa học Quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ 45 nam Quan hệ ngoại giao và 10 nam Đối tác chiến lược, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr 155.
43 Võ Minh Tập (2015), “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam Từ Năm 1991 Đến 2015 thực trạng và triển vọng”, Hộithảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ văn hoá, xã hội, giáo dục, đào thảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr 12.
học cơ bản, nông nghiệp, quản lý khoa học, vật liệu mới và nghiên cứu khí hậu44. Hai nước đã ký Thỏa thuận khung liên Chính phủ về khai thác và sử dụng không gian vũ trũ vì múc dích hòa bình, thỏa thuận này sẽ đóng góp tích cực vào việc năng cao năng lực của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thám để dap01 ứng vào thương mại và nghiên cừu khoa học45.
Có thể thấy, Ấn Độ là quốc gia đi đầu về lĩnh vực công nghệ. Tuy quan hệ hai nước trong lĩnh vực này chủ yếu một chiều, Ấn Độ hỗ trợ Việt Nam, nhưng cũng giúp Việt Nam trao dồi them kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học của Ấn Độ.
Tiểu kết chương 3
Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đạt được những tiến triển quan trọng, đặc biệt từ khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược năm 2007 và đối tác chiến lược toàn diện 2016. Tuy nhiên, so với nhiều mối quan hệ khác của Ấn Độ thì thực tiễn quan hệ hai nước vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Quan hệ chính trị là nội dung nổi trội nhất so với các lĩnh vực còn lại, nhất là kinh tế. Quan hệ hai nước có sự cảm thông với nhau, đặc biệt cả hai nước nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc hợp tác và đang trên đường khắc phục những trở ngại vốn có. Ấn Độ đang tái khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là một trụ cột trong chính sách hướng Đông và hành động hướng Đông. Ấn Độ xem Việt Nam như vị trí chiến lược ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ không thể không đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh, gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn (Mĩ, Trung, Nhật…) và thiết lập quan hệ đối với Việt Nam nhất là về lĩnh vực an ninh, kinh tế. Việc Ấn Độ đặt trọng tâm quan hệ với ASEAN thông qua chính sách hướng Đông sang hành động hướng Đông mà Việt Nam là trụ cột sẽ thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Vấn đề Biển Đông cũng đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam xích lại gần nhau hơn, hợp tác phát triển chính trị, an ninh quốc phòng và kinh tế thiết thực hơn.
44https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/tuyen-bo-chung-ve-quan-he-doi-tac-chien-luoc-giua-viet-nam-va-an-do-426850 426850
45 Trần Ngọc Diễm (2017), “Quan hệ với ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đông của Ấn Độ (1991-2014)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 86, 87. 2014)”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 86, 87.
Chương 4: Tác động từ chính sách hướng Đông đến hành động hướng của quan hệ Việt - Ấn
4.1. Tích cực
Về lĩnh vực kinh tế, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN nói chung, Ấn Độ - Việt Nam nói riêng, từ khi thực hiện chính sách Hướng Đông đến Hành dộng Hướng Đông đến nay đã đạt được những thành công đáng kể, góp phần quan trọng phát triển các quan hệ chiến lược, toàn diện giữa hai bên. Tạo thị trường lao động rộng mở, giúp đẩy mạnh một số ngành kinh tế như thăm dò và khai thác dầu mỏ của Việt Nam.
Về đầu tư, FTA Ấn Độ - ASEAN về dịch vụ và về đầu tư sẽ góp phần tạo ra làn sóng đầu tư của các công ty Ấn Độ vào Việt Nam nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước ASEAN trong việc thu hút FDI từ Ấn Độ. Trong thời gian tới, với kinh nghiệm đầu tư từ khá sớm của mình, Ấn Độ tiếp tục đầu tư mạnh vào, năng lượng, đặc biệt là khai thác dầu khí vào thềm lục địa Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Ấn Độ. Đến năm 2020, Ấn Độ cần 245 triệu tấn dầu thô, 70,8 tỉ m3 khí cho nền kinh tế46. Hiện nay, một số công ty của Ấn Độ như Tập đoàn Dầu Ấn Độ (IOC) muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Ấn Độ cũng sẽ đầu tư mạnh vào các lĩnh vực sản xuất thép, công nghiệp chế tạo, công nghiệp thực phẩm, công nghệ thông tin ở Việt Nam. Đây là những lĩnh vực Việt Nam khuyến khích thu hút FDI, trong đó coi dầu khí là ngành kinh tế trọng điểm hàng đầu của mình trong 10 năm tới (năm 2010 thu nhập từ dầu khí chiếm đến 20% GDP)47.
Về lĩnh vực chính trị - ngoại giao, từ khi thức hiện chính sách hướng Đông đến hành động hướng Đông, Ấn độ luôn coi Việt Nam là nhân tố mạnh nhất. Tháng 9/2016, hai nước quyết định nâng mức quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, thể hiện sự quan tâm, định hướng cho hợp tác hai nước trong tương lai, tạo động lực cho phát triển song phương giữa hai nước. Trong khuôn khổ chính sách hướng Đông đến hành động hướng Đông, quan hệ hai nước trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào việc hai nước hợp tác song phương trên lĩnh vực khác.
Hai nước từ cổ chí kim quan hệ chính trị rất tốt đẹp, phát triển ổn định chưa xảy ra mâu thuẫn. Và Việt Nam ngày càng coi trọng vị thế và vai trò của Ấn Độ trong chính sách Hướng Đông đến Hành động Hướng Đông. Vị thế của hai nước sẽ ngày càng tăng và hai nước đều có nhu cầu hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các cơ chế hợp tác về chính trị - đối ngoại sẽ được củng cố, đi vào thực chất hơn và tin cậy nhau nhiều hơn, từ đó hai nước có thể chia sẻ thông tin và phối hợp lập trường về một số vấn đề khu vực và quốc tế quan trọng và nhạy cảm, thể hiện sự tin cậy cao giữa hai nước.
46 Planning Commission - Government of India (2000), India Vision 2020, page 71,(http://planningcommission.nic (http://planningcommission.nic
47 TS. Nguyễn Thị Thúy (2021),Triển vọng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độtrong bối cảnh “Ấn Độ - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở” (Phần 2), http://cis.org.vn/article/3590/trien- trong bối cảnh “Ấn Độ - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở” (Phần 2), http://cis.org.vn/article/3590/trien- vong-phat-trien-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-an-do-trong-boi-canh-an-do-thai-binh-duong- tu-do-va-rong-mo-phan-2.html.
Về lĩnh vực an ninh - quốc phòng, hợp tác quốc phòng là một trong những lĩnh vực phát triển và là trụ cột trong quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay. Trong chuyến thăm tới Việt Nam của Thủ tướng N. Rao vào năm 1994, Việt Nam và Ấn Độ đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác quốc phòng, và với sự kiện này, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Ấn Độ. Từ đó, cung cấp cho Việt Nam về vũ khí quân sự và đào tạo cán bộ, không vì lợi ích chính trị nào
Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kỹ thuật, giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có những phát triển mới từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2016. Hai nước đã giành nhiều cơ hội phát triển thể hiện qua hoạt động trao đổi văn hóa song phương diễn ra với tần suất dày đặc, giúp đưa văn hóa Ấn Độ đến với đông đảo người Việt và dần thay đổi nhận thức của người Việt về Ấn Độ. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Sushma Swaraj đã khẳng định: “Thương mại, Kết nối và Văn hóa” (3 C: Commerce, Connectivity, Culture) là những trụ cột quan trọng trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN48. Hợp tác văn hóa Việt Nam - Ấn Độ là một phần trong chiến lược thúc đẩy hợp tác văn hóa Ấn Độ - ASEAN.
Hợp tác về giáo dục cũng là lĩnh vực hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á nhận được nhiều học bổng nhất từ Chính phủ Ấn Độ. Việc đào tạo về Ấn Độ học tại Việt Nam cũng ngày càng được chú trọng trong các trường đại học và các viện nghiên cứu của Việt Nam.
4.2. Tiêu cực
Về lĩnh vực chính trị - ngoại giao, tuy nhiên đât được nhiều cột mốc quan trọng trong lĩnh vực chính trị, hai nước còn một số những hạn chế nhất định. khi có xung đột lợi ích chính trị - đối ngoại giữa Việt Nam, Ấn Độ và các nước lớn, thì cả Ấn Độ và Việt Nam phải cân nhắc để đảm bảo hài hòa chính sách cân bằng các nước lớn và thường là lợi ích với các nước lớn được ưu tiên hơn. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Nam Á (trừ Ấn Độ) còn hạn chế do độ gắn kết về kinh tế và chính trị yếu. Trong khi đó, ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng với Ấn Độ về cả chiến lược, chính trị, an ninh, kinh tế. Hay nói cách khác, Ấn Độ cần ASEAN hơn là Việt Nam cần Nam Á. Do đó, việc Việt Nam hỗ trợ 48 https://vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/hop-tac-viet-nam--an-do-tren-linh-vuc-van-hoa-giao-duc-tu-khi- thiet-lap-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-den-nay-92016-92018-4.
Ấn Độ thâm nhập sâu hơn vào ASEAN chính là một trong những đòn bẩy quan trọng để Ấn Độ “có đi có lại” với Việt Nam về các vấn đề khác49.
Về lĩnh vực kinh tế, sau chiến tranh lạnh do bối cảnh quốc tế và khu vực với xu thế lấy kinh tế làm trọng. Quan hệ Việt - Ấn từng bước phát triển mạnh mẽ hơn so với những thời kỳ trước và đạt dược những cột mốc quan trọng như quan hệ đối tác chiến lược (2007) và đối tác chiến lược toàn diện (2016). Giá trị thương mại của hai nước tăng nhanh theo từng năm, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng vốn có của hai nước, tỉ trọng thương mại với Việt Nam của Ấn Độ chỉ chiếm dưới 2% trong nhiều năm qua. Mặt khác, tỉ trọng đầu tư FDI, ODA của Ấn Độ vào Việt Nam cũng rất thấp, hợp tác du lịch còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do nhiều yếu tố chưa được khăc phục nên còn một số hạn chế như khoảng cách địa lí xa và khó khăn về vấn đề đi lại; sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, tâm lí và thói quen; nhất là thực lực của Việt Nam đang trên con đường phát triển.
Về lĩnh vực an ninh – quốc phòng, quan hệ Việt - Ấn chủ yếu quan hệ theo một chiều, tức là Ấn Độ trợ giúp Việt Nam là chủ yếu. Trong lĩnh vực này Việt Nam cần phát huy thế mạnh vốn có của mình để làm tăng them sự sâu sắc trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.
Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ còn những hạn chế nhất định. Mặc dù đã có những thay đổi nhất định trong nhận thức của hai phía, sự hiểu biết về văn hóa của nhau vẫn còn những thành kiến văn hóa đã có trước đó qua phim ảnh. Nhiều người Việt vẫn còn những thành kiến về Ấn Độ như là một đất nước phân biện đối xử với phụ nữ, chế độ đẳng cấp khắc nghiệt… chưa thấy được sức hút, sức hấp dẫn từ văn hóa, con người Ấn Độ. Ngược lại, sự hiểu biết của người Ấn Độ về đất nước con người Việt Nam cũng còn hạn chế. Về giáo dục, số lượng sinh viên Việt Nam đã tăng lên trong những năm qua, nhưng vẫn chưa được như sự kỳ vọng của hai nước. Hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam tại Ấn Độ còn khiêm tốn, khoảng 500 người50, do vấn đề về điều kiện sống và văn hóa cũng là rào cản quan hệ hai nước hợp tác giáo dục.
49 TS. Nguyễn Thị Thúy (2021),Triển vọng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độtrong bối cảnh “Ấn Độ - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở” (Phần 1), http://cis.org.vn/article/3589/trien- trong bối cảnh “Ấn Độ - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở” (Phần 1), http://cis.org.vn/article/3589/trien- vong-phat-trien-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-an-do-trong-boi-canh-an-do-thai-binh-duong- tu-do-va-rong-mo-phan-1.html.
50 Lê Thị Hằng Nga, Triệu Hồng Quang, “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục từ khithiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đến nay (9/2016-9/2018)”, Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á. Số