3.4.1 Setup nền tảng là việc cần làm đầu tiên
Bất cứ tổ chức nào cũng cần có nền tảng công nghệ kết nối không thông qua face to face. Khi thay đổi hệ thống cách thức vận hành , các nền tảng cũ sẽ khó để đáp ứng được để mang lại hiệu suất tối đa. Chính vì vậy, trước khi triển khai hoạt động làm việc online, PVOIL Sài Gòn nên tổ chức các cuộc họp để setup được một hệ thống làm việc phù hợp.
30
Quá trình setup nền tảng sẽ bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến công việc. Với việc thay đổi cách thức vận hành, PVOIL Sài Gòn cần tập trung tái cơ cấu công cụ làm việc, các quy định, yêu cầu và đánh giá công việc cho phù hợp hơn. Đồng thời thay đổi một số vấn đề nếu có phát sinh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn nhảy cảm hiện tại, một số chính sách doanh nghiệp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần làm việc của PVOIL Sài Gòn. Đặc biệt là chính sách lương, đảm bảo hợp đồng làm việc,…
Các cuộc họp bàn luận về công việc cũng nên được tổ chức định kỳ để tìm ra những vấn đề bất cập và khắc phục kịp thời. Nền tảng làm việc cần được cơ cấu tốt để quá trình vận hành hệ thống diễn ra suôn sẻ.
3.4.2 Điều chỉnh chính sách đánh giá công việc cho phù hợp
Có những công việc dù làm online hay offline đều không có thay đổi nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều công việc gặp khó khăn khi làm việc từ xa. Vậy nên, khi nhân viên bày tỏ những khó khăn, nhà quản trị nguồn nhân lực cũng nên linh hoạt trong vấn đề chính sách đánh giá công việc.
Vấn đề lớn nhất trong đánh giá công việc online chính là “làm được gì?” thay vì vấn đề “làm lúc nào?” “làm bằng cách nào?”. Chính vì vậy, các nhà quản trị nguồn nhân lực cũng nên linh hoạt các cách thức đánh giá dựa trên tiêu chí này. Kiểm soát công việc online của nhân viên là giúp mọi người thoải mái làm việc ở nhà để đảm bảo công việc, không phải khiến nhân viên vật lộn với việc biến nhà thành công ty. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến tinh thần làm việc của nhân viên.
3.4.3 Lập bảng phân công công việc cụ thể
Phân công công việc online không giống như làm việc văn phòng. Bạn không thể chỉ nêu đầu việc, vì bạn không thể giám sát quá trình làm việc sau đó như khi cùng làm việc trên công ty. Vậy nên, để đảm bảo công việc, bảng phân công công việc cần được cụ thể hơn. Một cách thức lập bảng phân công công việc hiệu quả chính là flowchart với các quy trình từ khái quát đến chi tiết, kèm theo yêu cầu và deadline cụ thể. Sau đó, quản lý có thể dùng “Google drive, Zalo…” để theo dõi việc đảm bảo deadline hoặc các cách thủ công khác như gửi mail, tin nhắn,…
31
Việc duy trì giao tiếp là vấn đề rất quan trọng. Không chỉ là gắn kết tập thể, việc này còn giúp các nhà quản trị nguồn nhân lực và các bộ phận cập nhật tốt các vấn đề chung. Từ đó tìm ra cách giải quyết hiệu quả.
Để giao tiếp, không thể thiếu các công cụ hỗ trợ. Tùy vào mục đích giao tiếp, các công cụ sẽ thay đổi khác nhau để đảm bảo hiệu quả. Ví dụ như, khi trao đổi công việc hằng ngày có thể dùng Zalo, Skype,…, khi gửi thông tin văn bản quan trọng nên dùng mail, hoặc các phần mềm quản lý công việc chuyên dụng.
Tiến hành họp giữa các phòng chức năng 15 phút hằng ngày và họp giao ban phòng tuần/ lần. Bên cạnh đó việc tham gia của lãnh đạo cấp cao hơn trong cuộc họp giúp hiệu quả công việc được tăng cường và làm gia tăng sự kết nối giữa các bộ phận cũng như Lãnh đạo và nhân viên.
3.4.5 Triển khai các hoạt động vận động gắn kết nhân viên
Các hoạt động gắn kết nhân viên trong mùa COVID - 19 này có thể là các bài vận động tập thể đơn giản hoặc các challenge để tạo sự tương tác. Những hoạt động này sẽ giúp nhân viên có nhận thức hơn về công việc cũng như quá trình gắn bó với PVOIL Sài Gòn. Bên cạnh đó, các hoạt động training hoặc chương trình mentorship cũng giúp mọi người hiểu nhau và hỗ trợ nhau làm việc tốt hơn.
3.4.6 Quy định thời gian cần tập trung làm việc trong ngày
Mặc dù các quy định thời gian, không gian được nới lỏng linh hoạt nhưng vẫn cần có những thời điểm làm việc cao điểm cần được lưu ý. Có rất nhiều công việc có “khung giờ vàng” để đạt hiệu suất tốt nhất. Cũng có những công việc mang tính chất hỗ trợ kỹ thuật. Các vị trí này cần online trong những khung giờ nhất định để hỗ trợ các bộ phận khác hoặc khách hàng hi cần thiết. Chính vì vậy, việc quy định thời gian tập trung cũng rất cần thiết. Trong khoảng thơi gian này, tối thiểu, nhân viên cần bật chế độ online và báo cáo công việc. Quản lý có thể yêu cầu nhân viên bật webcam để xác nhận công việc.
3.4.7 Tích cực chia sẻ “mẹo” tăng năng suất công việc
Bên cạnh những người nhiều kinh nghiệm làm việc, cũng có những nhân viên gặp khó khăn khi thay đổi môi trường làm việc. Vậy nên những chia sẻ tăng năng suất
32
công việc cần được thực hiện tích cực để hỗ trợ tập thể nhiều hơn. Các “mẹo” này có thể mang lại hiệu quả thực tế, thẩm chí cả những hiệu quả tinh thần, giúp nhân viên giảm bớt áp lực.
3.4.8 Các hình thức động viên về vật chất và tinh thần khi làm việc tại nhà/ tại CHXD CHXD
Không được phân biệt giữa làm việc tại văn phòng hay làm việc tại nhà, đây là sai lầm trong việc quản trị nguồn nhân lực của PVOIL Sài Gòn vì khi giảm lương khi làm việc tại nhà thì biểu rõ lãnh đạo xác định tính không hiệu của nhân viên bên cạnh đó nhân viên sẽ đánh giá ngược lại cách quản trị công việc kém từ Lãnh đạo. Do đó phải hiểu và cập nhật được hình thức quản trị nhằm đảm bảo chất lượng công việc tại nhà bên cạnh đó lãnh đạo tăng cường đối thoại và tham gia sâu vào các cuộc họp online từng phòng để từ đó tạo sự gắn kết càng sâu giữa nhân viên và lãnh đạo nhằn gia tăng hiệu quả công việc
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách:
[1]Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2007
[2]Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Tp.HCM
[3]Giáo Sư Tiến Sĩ Letter C.Thurow & Giáo Sư Tiến Sĩ Robert Keich – nhà kinh tế và là nhà quản trị học thuộc viện công nghệ kỹ thuật Mas Sachusett (MIT)
[4]Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2017), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Tài liệu , báo cáo nội bộ của PV OIL Sài Gòn:
[5]. Lê Văn Sơn (2020). Số 4159/XDSG-TCHC, Báo cáo tình hình thực hiện lao động 6 tháng đầu năm 2021 của PV OIL Sài Gòn, 2020.
[6]. Phạm Thị Lợi (2020). Báo cáo đánh giá thực trạng mô hình tổ chức của PV OIL Sài Gòn.
[7]. Lê Văn Sơn. PV OIL Sài Gòn (2020). Báo cáo xây dựng kế hoạch của công ty.