Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm của công ty thương mại kim thịnh vào tháng 9 2017 (Trang 31 - 34)

2 Vietnam Report, 017, “Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 017”

3.3.Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Vận đơn đường biển (viết tắt là B/L - Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận. Đây là chứng từ rất quan

trọng, về nghiệp vụ giữa người gửi hàng với người vận tải , giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.

Vận đơn được phân tích là vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading) bởi ở mục Consignee có ghi theo dạng: “To order of X Bank”.

Vận đơn này do hãng vận chuyển ở đây là công ty Orient Overseas Container Line (OOCL) phát hành. Trên B/L có đề tên và logo của hãng ở bên trên góc trái. Lý do chọn hãng là vì: Thứ nhất, hãng có dịch vụ vận tải chuyên chở hàng trên tuyến đường biển nối giữa Australia và các nước châu Á. Thứ hai, OOCL rất có uy tín bởi đây là công ty vận tải và hậu cần lớn thứ 13 thế giới, với khoảng 240 tàu và có mặt tại hơn 65 quốc gia5.

Vận đơn được in thành mẫu, gồm 2 mặt. Cụ thể:

 Mặt thứ nhất ghi các thông tin về người bán/ người xuất khẩu, người nhận hàng,tên tàu vận chuyển, cảng đi, cảng đến,…

Cũng theo như trong B/L, hàng hóa được vận chuyển theo hình thức vận chuyển nguyên container (FCL). Ngoài ra, vì áp dụng điều kiện CIF (người bán thuê tàu, ký hợp đồng vận chuyển) nên trên B/L có ghi FREIGHT PREPAID- cước đã trả (người vận chuyển thu cước của người bán).

 Mặt thứ hai của vận đơn gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

3.4. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Hóa đơn thương mại là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán hàng phát hành ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại phải ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị

của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (theo quy định của Incoterm), phương thức thanh toán hay chuyên chở hàng.

Với lô hàng được thanh toán theo phương thức L/C, nội dung của hóa đơn thương mại phải đảm bảo những yêu cầu của UCP 600:

- Người lập hóa đơn phải là người bán, thể hiện là người hưởng thụ ghi trên L/C nếu như sử dụng phương thức tín dụng chứng từ.

- Được lập cho người mua hoặc là người mở thư tín dụng.

- Hóa đơn ghi đúng tên người bán, người mua ghi trong hợp đồng hoặc trong L/C. - Hóa đơn thương mại không cần phải ký, nếu hóa đơn có chữ ký thì phải được quy định rõ trong L/C.

- Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C hoặc trong hợp đồng về số lượng, ký hiệu, giá cả, quy cách, chủng loại.

- Nếu trong L/C đề cập đến giấy phép nhập khẩu, đơn đặt hàng của người mua và những chú ý khác thì Những chi tiết này phải ghi trong hóa đơn.

- Các chi tiết của hóa đơn không mâu thuẫn với các chứng từ khác.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm của công ty thương mại kim thịnh vào tháng 9 2017 (Trang 31 - 34)