Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm của công ty thương mại kim thịnh vào tháng 9 2017 (Trang 38 - 40)

2 Vietnam Report, 017, “Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 017”

3.8. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.

Tính "xuất xứ" trong một C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh khi hàng hóa không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất. Thông thường, nếu hơn 50% giá trị hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ. Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.

Hiện nay có hai loại C/O chính là:

– C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể từ một nước nào đó.

– C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP: là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, được gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối sử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ), Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

Một số mẫu C/O áp dụng tại Việt Nam có thể kể đến như:

- C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP). - C/O mẫu B (cấp cho mọi hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam không nhằm mục đích nào khác ngoài việc chứng thực xuất xứ Việt Nam của hàng hoá).

- C/O mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN).

- C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc). - C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia).

- C/O mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand).

- C/O mẫu T (cấp cho hàng dệt, may mặc được sản xuất, gia công tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định hàng dệt may với Việt Nam (nếu có quy định)).

- C/O mẫu O (cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế (ICO – International Coffee Organization) sang các nước nhập khẩu cũng là thành viên của ICO).

- C/O mẫu X (cấp cho mặt hàng cà phê từ các nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp hội cà phê quốc tế ICO sang các nước nhập khẩu không phải là thành viên của ICO).

Chứng từ được phân tích là C/O mẫu AANZ. Tên mẫu được ghi ở góc trên cùng bên phải: “Form AANZ”.

Ở dưới là tên “Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia - New Zealand (AANZFTA)”. Theo hiệp định này, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho nhôm chưa gia công trong năm 2017 là 0%.

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam dành cho nhôm và một số sản phẩm từ nhôm để thực hiện

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm của công ty thương mại kim thịnh vào tháng 9 2017 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w