Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm của công ty thương mại kim thịnh vào tháng 9 2017 (Trang 47 - 48)

- Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

10 “CTC” là chuyển đổi mã hàng hóa Tiêu chí CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ Để đáp ứng tiêu chí này, nguyên liệu hoặc phụ tùng không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra

3.9. Giấy chứng nhận người thụ hưởng (Beneficiary Certificate)

Giấy chứng nhận người thụ hưởng là một tuyên bố của người thụ hưởng (người xuất khẩu hoặc người bán) nhằm xác nhận thông tin (thường là về hàng hóa và giấy tờ) được yêu cầu trong tín dụng thư cho người nhập khẩu hoặc người mua để làm thủ tục hải quan được tiến hành trôi chảy. ISBP 745 không nêu ra bất kỳ mẫu cụ thể nào cho loại chứng từ này.

Công ty Rio Tinto đã xác nhận hai vấn đề trong B/C của mình , đó là: xác nhận về chứng từ và dung sai L/C. Theo như thông tin được ghi thì có thể thấy rằng, tất cả chứng từ theo yêu cầu của L/C đã được Rio Tinto gửi đi đầy đủ và họ sẽ không xuất đi bất kỳ giấy tờ nào nữa.

Số tiền không sử dụng, bao gồm dung sai L/C là 11958,48 USD. Theo như tỷ lệ phần trăm dung sai đã quy định trên hợp đồng và trên L/C (+/-5%), lượng chênh lệch này hoàn toàn nằm trong khoảng cho phép (+/-5% * 247695,54 USD = +/- 12384,777 USD).

KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích hợp đồng thương mại quốc tế giữa Công ty TNHH Thương mại Kim Thịnh Việt Nam và Công ty TNHH tư nhân Rio Tinto Marketing, ta có thể thấy được các ưu, nhược điểm trong cách soạn thảo hợp đồng thương mại của hai công ty, từ đó có thể dẫn đến các rủi ro không đáng có, đồng thời bạn đọc nhờ đó có thể tìm ra cách để soạn thảo hợp đồng chi tiết hơn, tránh được những chi phí phát sinh đáng tiếc có thể phải gánh chịu khi đang tham gia hoạt động trao đổi ngoại thương. Đồng thời, ta có thể thấy rõ mối quan hệ thân cận và tin tưởng giữa hai công ty nói trên.

Việc phân tích bản hợp đồng này cho chúng ta cách tiếp cận thực tế với hoạt động giao dịch thương mại quốc tế, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm tốt hơn, chuyên sâu hơn để có thể hiểu rõ và áp dụng những kiến thức đó một cách hiệu quả nhất vào những tình huống nhất định trong tương lai khi tiếp xúc với hoạt động này. Để hoàn thành được trọn vẹn bản phân tích hợp đồng này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của T.S Vũ Thị Hạnh, giảng viên bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế. Bài làm của nhóm chúng em vẫn còn nhiều sai sót trong quá trình xử lí thông tin và một số lỗi phát sinh khác, rất mong nhận được sự góp ý của cô để nhóm có thể hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã dành thời gian để đọc bài phân tích này.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động nhập khẩu phôi nhôm của công ty thương mại kim thịnh vào tháng 9 2017 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w