Chụp CT Scan (Computed Tomography)

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề NGOẠI THẦN KINH CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (Trang 33 - 34)

3. SINH LÝ BỆNH

5.2. Chụp CT Scan (Computed Tomography)

Phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại có giá trị nhất hiện nay để chẩn đoán CTSN cấp, cho thấy hình ảnh tổn thương trực tiếp của xương sọ và mô não.

CT scan đầu không cản quang đóng vai trò sống còn cho những quyết định tức khắc, ví dụ như: quyết định cho bệnh nhân nhâp viện hay theo dõi tại nhà; phải nằm ở khoa hồi sức; xác định loại máu tụ và có cần thiết phải phẫu thuật khẩn cấp hay không; Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật không và mổ như thế nào (lấy máu tụ, mở sọ giải áp, đặt EVD hay chỉ đặt catheter theo dõi ALNS). CT scan còn là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tay cho những trường hợp CTSN cấp vì những lý do:

1. Có độ nhạy cao với các loại máu tụ cấp – đặc biệt là những trường hợp có khối máu tụ lớn cần phải phẫu thuật khẩn cấp.

2. Cho hình ảnh một cách chi tiết các tổn thương ở hộp sọ, xương mặt, cột sống cổ với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

3. Hình ảnh thu được chỉ trong thời gian cực ngắn, chỉ khoảng 1 giây đối với các máy CT scan đa dãy đầu dò hiện đại – đây là một ưu thế cực lớn cho những bệnh nhân kích thích, không hợp tác, trẻ em hoặc đa chấn thương.

4. Ở hầu hết các trung tâm thì CT scan có thể thực hiện được bất cứ thời điểm nào trong ngày và bất cứ ngày nào trong tuần (đây là điều mà MRI không thể thực hiện được)

5. CT scan đầu không cản quang hầu như không có chống chỉ định tuyệt đối, ngược lại MRI thì có (như: bệnh nhân mang máy tạo nhịp, có dị vật bằng kim loại trong lúc chấn thương hoặc tiền sử đã có), chính điều này mà trước khi chụp MRI phải tầm soát cẩn thận. Ở trẻ em, chúng ta đều biết rằng có nguy cơ cao xuất hiện các bệnh lý ác tính khi tiếp xúc với tia xạ nhưng theo Hiệp Hội Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ vẫn

khuyến cáo sử dụng CT scan đầu thay cho MRI cho những trường hợp CTSN ngay cả CTSN nhẹ.

Tiêu chuẩn chỉ định chụp CT Scan đầu trong chấn thương sọ não:

- GCS < 13 điểm.

- Dấu thần kinh như yếu, liệt 1/2 người, lác mắt. - Chóng mặt, lú lẫn (GCS 13-14 kéo dài >2 giờ). - Đau đầu kéo dài và ói.

- Động kinh.

- Vỡ xương sọ: đã rõ hoặc nghi ngờ.

- Vết thương có trào mô não ra ngoài hộp sọ. - Có tổn thương bất cứ dây sọ.

- Vỡ sàn sọ: chảy dịch não tủy ra mũi và tai. - Đánh giá sau mỗ.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề NGOẠI THẦN KINH CHẨN ĐOÁN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)