BHTN ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019
Luận án đã sử dụng những thông tin về chỉ số KTVM và chi BHTN để xem xét mối quan hệ ảnh hưởng và cho ra những kết luận sau:
21
Thứ nhất, biến động tăng trưởng kinh tế và thu, chi BHTN gần như là đồng thời. Điều này có nghĩa là khi xảy ra sự biến động kinh tế lớn thì ngay lập tức thu, chi BHTN cũng thay đổi theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng của GDP có làm thay đổi thu, chi trả BHTN trong ngắn hạn. Đối với thu BHTN, sự vận động thuận chiều của GDP là dấu hiệu tích cực (tốt) và có kết quả tương đồng với nghiên cứu của Jean Fares và Milan Vodopivec (2008); Annette và cộng sự (2005); Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2016).
Thứ hai, nghiên cứu khẳng định có mối liên hệ giữa thu, chi BHTN giữa các thời kỳ.Hay giả định về sự ảnh hưởng có tính chu kỳ của thu,chi BHTN là có cơ sở. Độ trễ phù hợp của thu,chi BHTN cho mô hình ảnh hưởng đến sự cân đối thu-chi BHTN là 2 quí.
Thứ ba, tác động của CPI và tỷ giá USD/VND lên thu, chi BHTN là khác nhau. Trong khi biến động CPI có ảnh hưởng tiêu cực (cùng chiều) với chi BHTN, thì biến động tỷ giá USD/VND và chi BHTN là ngược nhau (tích cực). Với độ tin cậy chưa cao, việc sử dụng chỉ số CPI nhằm dự báo thu, chi BHTN sẽ khiến kết quả dự báo sẽ có sai số nhất định.
Cuối cùng, kết quả dự báo của phương pháp ước lượng kinh tế VECM có sai lệch thấp hơn kết quả của những công trình nghiên cứu trước đó. Khi so sánh biểu diễn chi trả BHTN trong giai đoạn Q1/2010 đến Q4/2018 (giữa mô hình VECM và thực tế) cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa giá trị mô hình (model VECM) và giá trị thực tế về chi trả BHTN (xem hình vẽ phía dưới).
0 800 1600 2400 3200 4000 4800
22
Hình 5.2 So sánh giữa kết quả dự báo bằng phương pháp VECM và thực tế thu, chi BHTN từ quí 3/2012 đến quí 4 năm 2019 - Nguồn: Tác giả tự tính toán