Kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam TT (Trang 28 - 30)

Kết quả của luận án cho thấy tăng trưởng kinh tế là yếu tố ảnh hưởng tới sự cân đối thu chi BHTN. Trong đó, tăng trưởng GDP gắn liền với giải quyết việc làm thì mới có thể giảm chi của quỹ BHTN và tăng tích lũy, dự phòng cho quỹ BHTN.

* Chính sách điều chỉnh cầu việc làm.

Điều chỉnh cầu việc làm thường áp dụng trong trường hợp thất nghiệp theo chu kỳ (còn được gọi là thất nghiệp Keynes). Các chính sách của chính phủ có thể áp dụng là:

+ Giảm thuế cá nhân. Thuế cá nhân có ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình.

+ Giảm thuế trực tiếp đối với hàng hóa sản xuất trong nước (giảm thuế GTGT, thuế TTĐB).

+ Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có hoạt động mở rộng đầu tư sản xuất.

+ Tăng chi tiêu chính phủ. Chính phủ có thể thực hiện các dự án xã hội nhằm tạo ra nhu cầu hàng hóa như: xây dựng cơ sở hạ tầng, tích lũy dự phòng hàng hóa...

+ Điều chỉnh lãi suất và chính sách tỷ giá. Lãi suất được duy trì ở mức thấp (thậm trí là lãi suất âm) sẽ khiến người tiêu dùng tìm phương thức đầu tư có lợi hơn là để đóng băng tại ngân hàng.

* Chính sách điều chỉnh cung việc làm

+ Chính sách kết nối thị trường lao động. Chính phủ xây dựng mạng lưới thông tin về người tìm việc (thông qua cơ quan bảo hiểm thất nghiệp) và yêu cầu doanh nghiệp khai báo tuyển dụng lao động.

24

+ Chính sách đào tạo lại nghề cho người thất nghiệp (thất nghiệp cơ cấu).

+ Chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động.

+ Chính sách cắt giảm trợ cấp cho người thất nghiệp (cả về thời gian và mức chi trả trợ cấp thất nghiệp).

25

KẾT LUẬN

Những nội dung chính mà luận án đã giải quyết được gồm:

Thứ nhất, làm r cơ sở lý luận về thu, chi BHTN và tình hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố KTVM tới thu chi BHTN.

Thứ hai, tiếp cận sử dụng mô hình ảnh hưởng KTVM (macroeconomic model) và phương pháp vectơ tự hồi quy (VAR) trong việc kiểm chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Các hiện tượng biến động kinh tế - xã hội và môi trường xảy ra ở Việt Nam cũng có những đặc điểm tương đồng với hiện tượng biến động ở những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi / hay những quốc gia có nhóm thu nhập thấp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, nghiên cứu cũng cho kết quả tương đồng với những công trình nghiên cứu trên thế giới trước đó. Trong nghiên cứu này chỉ có chỉ số GDP là yếu tố ảnh hưởng đến thu chi BHTN ở Việt Nam [sự ảnh hưởng của chỉ số GDP này thường có tính trễ (thường là sau từ 1 đến 2 quí tiếp theo)]. Các kiểm định mô hình nghiên cứu cho ra kết quả phù hợp. Do đó, luận án có đủ minh chứng về sự ảnh hưởng tích cực bởi biến động GDP tới thu BHTN và tiêu cực tới chi BHTN ở Việt Nam trong giai đoạn quí 1 năm 2010 đến quí 4 năm 2019. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy chưa đủ cơ sở khẳng định sự biến động của CPI (ảnh hưởng trái chiều) và tỷ giá USD/VNĐ (ảnh hưởng cùng chiều) sẽ làm thay đổi thu-chi BHTN.

Cuối cùng, luận án cũng cho thấy rằng các hiện tƣợng kinh tế luôn biến động và sự can thiệp bằng hệ thống các chính sách (văn bản pháp luật) và nguồn lực (tài chính...) của cơ quan quản lý nhà nước luôn tạo ra kết quả có 2 hướng khác biệt. Đối với tăng trưởng GDP thì yếu tố tăng trưởng bền vững luôn phải xong hành với giải quyết tình trạng thất nghiệp. Đề xuất giải pháp mà luận án đưa ra là chỉ khi giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì mới có thể làm giảm chi BHTN.

Bên cạnh những nội dung mà luận án đã giải quyết được, tác giả cũng nhận thấy rằng sự đóng góp của công trình nghiên cứu của mình vào thực tiễn còn khiêm tốn, và có nhiều vấn đề phải nghiên cứu tiếp để cho ra một phương pháp dự báo chi trả quỹ BHTN có độ tin cậy cao hơn.

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam TT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)