Kiến nghị đối với cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam TT (Trang 27 - 28)

nghiệp

* Phƣơng pháp dự báo

Phương pháp ước lượng kinh tế VECM về căn bản có thể giải quyết vấn đề mối ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố KTVM. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng giả định những yếu tố chính sách thu,chi BHTN được giữ ổn định trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Chính vì vậy, các hệ số phản ánh quan hệ ước lượng kinh tế chỉ là kết quả tương đối.

* Về tổ chức quản lý thu, chi của quỹ BHTN

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy dù tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam đạt kết quả cao và tích cực làm giảm chi của quỹ BHTN, nhưng vẫn còn những nguyên nhân khác thúc đẩy (tiêu cực) chi BHTN tăng lên. Mô hình ước lượng kinh tế VECM cho thấy chính xu hướng chi BHTN lại là nguyên nhân tiêu cực. Chính vì vậy, để xóa bỏ những nghi ngờ này thì tổ chức quản lý quỹ BHTN cần thực hiện những vấn đề sau: 0 800 1600 2400 3200 4000

23

Thứ nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất để kiểm soát các hoạt động chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, tổng liên đoàn lao động Việt Nam đóng vai trò cơ quan giám sát độc lập, có thể thanh tra và đại diện cho người lao động trong xử lý việc thất thoát tài chính quỹ BHTN trước pháp luật.

Cuối cùng, điều chỉnh chính sách chi trả BHTN cho phù hợp với điều kiện thay đổi kinh tế. Khi xây dựng nền móng tài chính cho quỹ BHTN, các nhà sáng lập phải đưa ra các giả định biến động kinh tế - xã hội dài hạn và thiết kế (tính toán) các yếu tố đầu vào và đầu ra làm cơ sở xây dựng chính sách. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các yếu tố KTVM là tăng trưởng GDP và lạm phát thay đổi theo chiều hướng tăng và tác động tiêu cực tới chi trả BHTN.

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tới thu chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện tự cân đối ở việt nam TT (Trang 27 - 28)