ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP đơn VỊ THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CẢNG – ĐƯỜNG THỦY (Trang 30)

3.2.1. Vị trí địa lý

Khu bến cảng biển Nam Đình Vũ dự kiến xây dựng cách cảng Hải Phòng khoảng 12 km về phía hạ lưu, nằm ở khu công nghiệp Nam Đình Vũ thuộc phạm vi khu đất tôn tạo mặt đầm, lạch sông và lấn biển tại đảo Đình Vũ. Cảng biển này nằm trên tuyến luồng ra, vào cảng Hải Phòng.

Luồng tàu vào khu cảng tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ cũng chính là luồng tàu vào các cảng khu vực Hải Phòng và được hiểu là luồng chính nối vùng biển sâu được giới hạn bởi bán đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà và đường đẳng sâu 10m (ngoài phao N00) với cảng chính Hải Phòng hiện tại bao gồm hai phần chính là luồng biển (đoạn luồng từ cửa sông ra biển) và luồng trong sông - kênh (đoạn luồng nối từ cửa sông vào đến khu nước của cảng chính Hải Phòng).

3.2.2. Đặc điểm địa hình

Bến cảng biển dự kiến xây dựng tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng. Khu vực này chủ yếu nằm trên khu đất tôn tạo mặt đầm, lạch sông và lấn biển tại phía cuối đảo Đình Vũ. Tổng chiều dài tuyến đường bờ có thể xây dựng cảng biển khoảng 2000m.

Vị trí xây dựng khu cảng biển mở đầu được bố trí ngay sát với biên trong cùng của khu đất, tiếp giáp với khu vực của Quân đội.

Nhìn chung, bề mặt địa hình bằng phẳng, ít thay đổi cả trên cạn và dưới nước. Cao độ tự nhiên khu nước dự định đặt bến dao động từ -1,5m đến -2,0m. Khoảng cách từ tuyến mép bến tới tuyến luồng tàu quốc gia khoảng 380m.

3.2.3. Điều kiện khí tượng

2008 (24 năm) đưa ra một số đặc trưng khí hậu của khu vực:

a, Nhiệt độ không khí

◦ Nhiệt độ không khí cao nhất trong 24 năm quan trắc được là 38,6C (ngày 3/8/1985).

◦ Nhiệt độ không khí thấp nhất là 6,6C (ngày 21/2/1996). ◦ Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 24,0oC.

◦ Nhiệt độ trung bình mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) là 20C. ◦ Nhiệt độ trung bình mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) là 27,9C.

b, Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm là 85,5%, độ ẩm không khí thấp nhất là 27% (tháng 10/1991)

c, Lượng mưa

◦ Tổng lượng mưa tháng lớn nhất là 679,1mm (tháng 8/2006). ◦ Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1594,4mm.

◦ Số ngày có mưa trong tháng lớn nhất là 158 ngày (năm 2012) và số ngày có mưa trong tháng nhỏ nhất là 88 ngày (năm 2003).

◦ Lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc được là 211,9mm (ngày 09/6/2005).

d, Sương mù, tầm nhìn xa

◦ Sương mù trong năm thường tập trung vào các tháng mùa Đông, bình quân năm là 18,9 ngày; tháng 3 là tháng có nhiều sương mù nhất, trung bình trong tháng là 6,1 ngày có sương mù; các tháng mùa hạ hầu như không có sương mù.

◦ Do ảnh hưởng của sương mù nên tầm nhìn bị hạn chế, số ngày có tầm nhìn dưới 1km thường xuất hiện vào mùa Đông, còn các tháng mùa hạ hầu hết các ngày trong tháng có tầm nhìn >10km.

e, Gió

◦ Theo tài liệu gió tại Hòn Dấu từ năm 1974 đến năm 2008 cho thấy tốc độ gió lớn nhất trong bão đo được là 40m/s theo các hướng Bắc Tây Bắc (NNW) năm 1977, hướng Nam Đông Nam (SSE) năm 1980, hướng Tây Nam, Nam (SW, S) năm 1989.

◦ Dựa vào tốc độ gió thực đo đã tính tần suất tốc độ và hướng gió, vẽ hoa gió tổng hợp các tháng và năm. Nhìn vào hoa gió tổng hợp cho thấy gió chủ yếu ở tốc độ từ 0,1  8,9m/s; gió thịnh hành nhất là hướng Đông chiếm 27,71%; gió hướng Bắc chiếm 14,06%; gió lặng chiếm 5,68%.

f, Bão

◦ Khu vực nghiên cứu là nơi có mật độ bão đổ bộ khá lớn so với các vùng biển khác trong nước. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy mùa bão ở đây thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Tháng có nhiều bão nhất là tháng 7, sau đó là tháng 8. Tác động ảnh hưởng của bão thường kéo theo gió và sóng lớn, mưa kéo dài, nước dâng,.. gây lũ lụt khu vực đồng bằng cửa sông.

◦ Theo số liệu thống kê nhiều năm cho thấy hàng năm trung bình có khoảng 1 cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hải Phòng. Tốc độ gió lớn nhất trong bão ở cấp 12 (34m/s) vào ngày 29/10/2012.

◦ Từ năm 1995 đến 2015 có 36 cơn bão đổ bộ, ảnh hưởng đến khu vực Hải Phòng

3.3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG 3.3.1. Giai đoạn xây dựng Cảng

a, Tác động đến chất lượng không khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bụi sinh ra do các hoạt động mở đường, giải phóng và san lấp mặt bằng, vận chuyển vật liệu và thiết bị, xây dựng bến bãi và lắp đặt các thiết bị...

- Khói hàn, khí thải của các phương tiện vận tải và thi công có chứa nhiều bụi, SO2, NOx, CO, hydrocarbon và chì (Pb);

- Tiếng ồn, rung do các phương tiện vận tải và thi công.

Những ảnh hưởng này chỉ mang tính chất ngắn hạn, sẽ giảm đi khi xây dựng xong.

b, Tác động đến chất lượng nước

các công trình. Ngoài ra còn có sự rơi vãi nhiên liệu, nguyên liệu của quá trình san lấp, thi công;

- Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát, vật liệu rơi vãi trên mặt bằng thi công xuống biển;

- Nước thải từ tàu thuyền và xà lan chuyên chở vật liệu, nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng.

- Những tác động này được xem là nhỏ và ngắn hạn.

c, Các tác động gây ô nhiễm do chất rắn

- Vật liệu xây dựng phế bỏ;

- Rác thải từ tàu thuyền, rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng;

- Các sản phẩm nạo vét và san lấp.

- Các tác động này nhỏ và ngắn hạn có thể khắc phục bằng các biện pháp hành chính và kỹ thuật.

d, Tác động đến môi trường sinh học

- Việc phát quang cây cối, chuẩn bị mặt bằng xây dựng sẽ làm mất đi hệ sinh vật tự nhiên trước dó. Tuy nhiên thảm thực vật khu vực này rất nghèo (chủ yếu là các bãi cát ven biển) do vậy sự tác động này xem là rất nhỏ;

- Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ tác động đến sinh thái khu vực làm xáo trộn môi trường trầm tích ảnh hưởng đến sinh vật biển. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng như các chất bẩn làm giảm khả năng quang hợp của các loài tảo biển. Sự lắng đọng của các hạt này sẽ gây hại cho các quần thể san hô, động vật đáy, bãi đẻ trứng của cá và khu vực đánh bắt cá.

- Các tác động này ở mức độ trung bình và ngắn hạn sẽ được phục hồi sau vài năm.

3.3.2. Giai đoạn vận hành, khai thác Cảng

a, Tác động đến chất lượng không khí

- Khí thải từ các phương tiện giao thông, từ tàu và các thiết bị bốc xếp, từ máy phát điện tại bến cảng;

- Tiếng ồn sinh ra từ các máy móc thiết bị, các phương tiện giao thông vận tải.

- Nhưng tác động này chỉ ở mức trung bình nhưng sẽ là quá trình tác động lâu dài tại khu vực.

b, Tác động đến chất lượng nước

Môi trường nước biển tại khu vực xây dựng cảng sẽ chịu các tác động sau:

- Rơi vãi xăng dầu xuống nước từ nơi cấp phát, tàu và xe cơ giới; - Nước thải sinh hoạt, nước thải từ khoang tàu;

- Nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất gây ô nhiễm; - Các hoạt động nạo vét duy tu cảng hàng năm.

- Các tác động này là tất yếu nhưng theo các chuyên gia chỉ là mức độ trung bình và không đáng kể.

c, Các tác động gây ô nhiễm do chất thải rắn

Chất thải do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và công nhân cảng, của thuỷ thủ và ngư dân… Vấn đề này có thể khắc phục một phần bằng biện pháp hành chính và kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d, Môi trường sinh học

Sinh vật dưới nước có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và kéo dài nếu xảy ra tràn hóa chất do va chạm tàu.

Khu vực xây dựng có thể có bom, mìn do thời kỳ chiến tranh còn để lại. Do đó để bảo đảm an toàn cho thi công cũng như khai thác cảng sau này trước khi tiến hành thi công cần tiến hành khảo sát, rà phá bom mìn cả khu vực trên bờ và khu vực dưới nước.

3.3.3. Các biện pháp giảm thiểu

a, Giai đoạn xây dựng cảng

- Phun nước trong những ngày khô nắng, các phương tiện vận chuyển vật liệu cần có phủ che;

- Yêu cầu nhà thầu không được đưa ra các phương tiện thiết bị không đảm bảo về qui định ô nhiễm môi trường;

- Xử lý nước mưa cuốn theo các chất gây ô nhiễm bằng hố lắng trước khi chảy ra biển;

- Chôn các phế liệu xây dựng vào các chỗ trũng để tôn tạo mặt bằng;

- Thu gom các chất thải sinh hoạt để có biện pháp xử lý.

b, Giai đoạn vận hành

- Chuẩn bị các tàu vớt dầu, các phương tiện ngăn dầu loang trên biển và các chất xử lý;

- Trang bị các phương tiện và thùng chứa để thu gom và tiếp nhận rác thải rắn cũng như thiết lập hệ thống kiểm soát việc chuyển rác thải và xử lý rác thải tại các bãi rác phù hợp;

- Các yêu cầu bảo vệ môi trường của cảng phải được thiết lập và thực hiện nghiêm túc, cụ thể như khi vào cảng các lỗ thông nước mạn tàu phải được nút kín, các ống nối phải được lấp khít bằng các vòng đệm và mặt bích, nghiêm cấm thải dầu và rác xuống biển;

- Tất cả các bến, bãi, kho tàng đều phải có hệ thống báo cháy và các họng cấp nước cứu hỏa.

3.3.4. Kết luận về vấn đề môi trường

◦ Vài hạng mục công trình chính của cảng và hoạt động khai thác có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường nếu không có các biện pháp khống chế. Các tác động đó là:

▪ Gây ô nhiễm môi trường không khí do bụi, hơi xăng, dầu, chì, tiếng ồn và các chất thải hữu cơ;

▪ Gây ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu, nước thải có chứa các chất hữu cơ;

▪ Có thể gây ô nhiễm do các sự cố như rò rỉ dầu, cháy nổ...

▪ Có thể gây ô nhiễm đất và nước ngầm do thấm chất độc từ chất thải lỏng, nước mưa chảy tràn và chất thải rắn...

▪ Những đánh giá trên chỉ mới ở mức sơ bộ vì vậy trước khi bắt đầu thực thi Dự án cần phải thực hiện đánh giá chi tiết các tác động của môi trường gồm:

▪ Nghiên cứu hệ thống môi trường cho toàn khu vực và khu lân cận có khả năng ảnh hưởng bao gồm: thu thập, khảo sát và đo đạc chi tiết môi trường không khí, đất, nước (thuỷ văn, nước mặt và nước ngầm), trầm tích, sinh vật (trên cạn và dưới nước) và tình hình kinh tế xã hội trong toàn khu vực và khu phụ cận trong hai mùa khô và mùa mưa;

▪ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết nhằm đánh giá một cách tổng thể các tác động môi trường có thể xảy ra và đề ra các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực do Dự án gây ra;

▪ Lập báo cáo phân tích rủi ro;

▪ Lập kế hoạch quản lý môi trường cho khu vực.

◦ Khi dự án bắt đầu xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam gồm:

▪ Phương án hạn chế ô nhiễm môi trường khí thải, hơi xăng dầu; ▪ Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh cảng và

tàu và nước mưa chảy tràn;

▪ Các biện pháp xử lý vệ sinh an toàn lao động và các biện pháp phòng chống sự cố ô nhiễm; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

▪ Thực hiện công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại khu vực xây dựng cảng theo đúng qui định của Nhà nước.

◦ Để bảo đảm an toàn cho thi công và khai thác cảng sau này, trước khi tiến hành thi công cần khảo sát, rà phá bom mìn khu vực trên cạn và dưới nước.

◦ Những đánh giá trên chỉ mang tính chất sơ bộ những tác động trong quá trình thi công và khai thác cảng đến môi trường xung quanh. Trong Báo cáo tác động môi trường của dự án sẽ nghiên cứu kỹ hơn đến vấn đề này.

3.4. CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN NINH VÀ QUỐC PHÒNG

Cảng Nam Đình Vũ có vị trí thuận lợi về đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước khi có yêu cầu, cụ thể là:

- Ngoài nhiệm vụ kinh tế, bến cảng có thể trở thành một địa điểm đảm nhiệm nhiệm vụ quốc phòng toàn dân: nơi neo đậu, sửa chữa tàu quân sự có kích thước phù hợp;

- Toàn bộ cơ sở vật chất, cán bộ công nhân viên nhà máy có thể tham gia vào công tác phòng thủ khu vực khi cần thiết, hỗ trợ cứu hộ cứu nạn khi có thiên tai địch hoạ hoặc khủng bố;

- Bến cập tàu có thể là địa điểm tập kết hoặc xuất phát của các lực lượng vũ trang và là một trong những mục tiêu cần được bảo vệ;

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Trong thời gian thực tập cán bộ kỹ thuật tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Cảng-Đường Thủy ( TEDI-PORT), nhóm sinh viên chúng em có điều kiện vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản và các kiến thức chuyên ngành đã học vào tìm hiểu thực tế, đồng thời tự trang bị các kiến thức và kinh nghiệm thực tế nhằm mục tiêu đảm nhận được công việc của các kỹ sư xây dựng công trình thủy trong tương lai.

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty giúp chúng em làm quen với thực tế sản xuất của ngành bằng các công việc cụ thể của cán bộ kỹ thuật như tư vấn và thiết kế các công trình giao thông. Ngoài ra trong quá trình thực tập tốt nghiệp còn giúp sinh viên thu thập tài liệu phục vụ cho đồ án tốt nghiệp. Thấy được vai trò nhiệm vụ của một kỹ sư để định hướng ý thức trách nhiệm của mình khi ra trường đi làm.

4.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Các căn cứ lập dự án đầu tư

- Tổng quan kinh tế xã hội khu vực lập dự án - Dự báo tương lai

- Điều kiện tự nhiên - hiện trạng khu vực - Quy mô công trình - giải pháp

- Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư, biện pháp thực hiện - Đánh giá tác động của môi trường

- Phân tích hiệu quả đầu tư - Kết luận và kiến nghị

4.3. VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA MỘT TÂN KỸ SƯ

- Nghiên cứu Báo cáo NCKT và các tài liệu liên quan. Chủ trì đánh giá số liệu đầu vào.

- Lập đề cương thiết kế chi tiết.

- Tổ chức và lập kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch chất lượng. - Điều hành các bộ phận liên quan thực hiện các công việc thiết kế.

Thực hiện kế hoạch chi tiết, tiến độ và quản lý, đảm bảo chất lượng.

- Phân tích, lựa chọn các phương án kết cấu, các giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công các hạng mục công trình.

- Tập hợp các báo cáo và viết thuyết minh kỹ thuật.

4.4 KẾT LUẬN

- Về kiến thức chuyên môn, sinh viên đã tìm hiểu được nhiều dự án ngành Cảng – Đường thủy do Công ty tổ chức thiết kế.

- Thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình Cảng Nam Đình Vu

- Sinh viên đã được nắm rõ hơn các bước để thực hiện một dự án đầu tư. Đây chính

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP đơn VỊ THỰC TẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CẢNG – ĐƯỜNG THỦY (Trang 30)