Quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Tìm hiểu về hệ thống thông tin tích hợp SCM (Trang 31 - 37)

Walmart đã tiến hành phát triển chương trình “Nhà cung ứng quản trị kho” cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để tạo ra hiệu quả cao nhất. Walmart có thể cắt giảm hàng tồn kho kém hiệu quả bằng cách cho phép các cửa hàng quản lý kho hàng của chính họ, cắt giảm kích thước của các kiện hàng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau và giảm giá kịp thời.

Việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả của Walmart chủ yếu phụ thuộc vào việc áp dụng các hệ thống thông tin. Bằng việc sử dụng phương pháp CPFR, Walmart có thẻ dự đoán được nhu cầu của khách hàng để tính toán được cần sản xuất bao nhiêu, lưu kho như thế nào, hạn chế được tình trạng tồn kho số lượng lớn. Sự hợp tác giữa P&G và Walmart là một ví dụ thành công về việc ứng dụng chương trình lập kế hoạch, dự báo và bổ sung (CPFR).

Sự hợp tác này cho phép Walmart duy trì hàng tồn kho trong các cửa hàng bán lẻ và thiết lập một hệ thống liên kết tất cả các máy tính của P&G với các cửa

Cùng thực hiện việc dự báo và giải quyết khó khăn Sử dụng kết quả để thực hiện dự trữ và lên lịch trình giải quyết

hàng và kho của Walmart. P&G sẽ nhận được tin nhắn từ hệ thống máy tính bất cứ khi nào hệ thống này xác định một số hàng hóa cần được bổ sung, và sau đó một lệnh bổ sung sẽ được gửi đến P&G gần nhất thông qua hệ thống này trước khi giao sản phẩm đến trung tâm phân phối hoặc tới các cửa hàng.

Sơ đồ chu trình CPFR

Cùng với sự hỗ trợ từ các ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại, mô hình này phát triển nhanh chóng và mang lại hiệu quả tích cực. Công nhân ở các cửa hàng của Walmart được trang bị máy vi tính cầm tay để kiểm soát hàng tồn kho, những lần giao hàng, và lưu giữ hàng hóa trong các trung tâm phân phối thông qua hệ thống RFID. Hệ thống này có thể hỗ trợ quản lý hàng tồn kho vì nó cho phép các nhà bán lẻ biết chính xác vị trí và số lượng hàng tồn kho mà không cần đếm thủ công, giúp tiết kiệm thời gian.

Thông qua hệ thống điểm bán hàng (point of sale), Walmart có thể kiểm soát và ghi nhận doanh số, mức tồn kho trên các kệ hàng tại cửa hàng. Walmart cũng sử dụng hệ thống thuật toán phức tạp để dự đoán số lượng chính xác mỗi loại hàng hóa cần được giao, căn cứ vào mức tồn kho ở các cửa hàng. Sau đó, thông qua hệ thống kết nối bán lẻ, Walmart gửi tất cả những thông tin đã thu thập và phân tích ở trên đến các nhà sản xuất.

Với những thông tin được chia sẻ, nhà sản xuất có thể quản lý tần suất, số lượng và định thời gian giao hàng thay vì phải chờ đợi nhà bán lẻ đặt hàng. Hoạt động này cho phép nhà sản xuất chủ động sản xuất đủ số hàng hóa cần giao, làm giảm thiểu hàng tồn kho, đồng thời lên kế hoạch giao hàng hiệu quả hơn.

Walmart cũng chuyển đổi chuỗi cung ứng của mình bằng cách loại bỏ một số mắt xích của chuỗi này, chẳng hạn như một số thủ tục lưu kho. Walmart là một trong những công ty tiên phong trong việc áp dụng Vendor managed inventory (VMI -việc hoạch định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong đó nhà cung cấp (Vendor) chịu trách nhiệm về mức độ tồn kho của nhà bán lẻ), nơi các nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm của họ trong kho hàng của Walmart. Do đó, công ty có thể cắt giảm chi phí và đầu tư vào giá cả cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, Walmart đã sử dụng thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), sử dụng các mã số có thể được quét từ xa để theo dõi việc di chuyển của hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Vì cả Walmart và các nhà cung cấp phải xử lý hàng tồn kho nên Walmart đã khuyến khích các nhà cung cấp của mình cùng sử dụng công nghệ RFID. Các con chíp nhỏ được gắn vào sản phẩm hoặc bao bì sản

phẩm và chúng phát ra tín hiệu radio tới thiết bị máy thu cầm tay. Công nghệ này làm tăng tính hiệu quả cho việc lưu kho hàng hóa, đồng thời giảm thua lỗ hàng hóa do hết hàng, cũng như hạn chế được các chi phí do lưu kho quá nhiều.

Thậm chí gần đây, công ty đã bắt đầu sử dụng các thẻ thông minh, được đọc bằng máy quét cầm tay, cho phép nhân viên nhanh chóng biết được mặt hàng nào cần được thay thế để các kệ hàng luôn sẵn hàn và hàng tồn kho được kiểm soát chặt chẽ.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Arkansas, lượng hàng bán hết không kịp bổ sung đã giảm 16% kể từ khi Walmart đưa công nghệ RFID vào chuỗi cung ứng của mình. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sản phẩm sử dụng mã sản phẩm điện tử được bổ sung nhanh gấp ba lần so với các sản phẩm chỉ sử dụng công nghệ mã vạch.

Ngoài ra, Walmart cũng kết nối với các nhà cung cấp của mình thông qua máy tính. Công ty đã hợp tác với P&G để duy trì hàng tồn kho trong các cửa hàng của mình và xây dựng một hệ thống đặt hàng tự động, liên kết tất cả các máy tính giữa nhà máy P&G thông qua một hệ thống liên lạc vệ tinh. Sau đó, P&G giao hàng tới trung tâm phân phối của Walmart hoặc trực tiếp đến các cửa hàng liên quan.

Walmart đã công bố thử nghiệm một hệ thống mới để quản lý kho hàng của mình, được gọi là Top Stock, trong đó các kệ trên cùng được sử dụng để lưu trữ nhiều hơn, giải phóng các kệ trống. Động thái này được thiết kế để đưa sản phẩm lên kệ sớm hơn, tạo thêm không gian để thực hiện các đơn đặt hàng giao hàng trực tuyến và cho phép cả nhân viên và khách hàng thấy được nhiều hàng hóa hơn. Điều này cũng có nghĩa là khách hàng không phải chờ đợi để nhân viên tìm một mặt hàng mà họ không thấy trên kệ.

Walmart đã triển khai kết nối chéo như một phần của sáng kiến VMI của họ. Trong quá trình cập cảng chéo, hàng hóa của Walmart được dỡ hàng và đưa trực tiếp đến một xe tải để gửi hàng đi và ngược lại, không cần lưu trữ trung gian. Do đó, các sản phẩm được chuyển trực tiếp từ các trung tâm phân phối của Walmart

đến các cửa hàng của họ. Phương pháp quản lý hàng tồn kho của Walmart này được chứng minh là vừa tiết kiệm thời gian vừa mang lại lợi nhuận.

Walmart đã triển khai năm loại cross docking sau:

- Cross docking cơ hội. Đây là việc mua số lượng chính xác của sản phẩm từ các nhà cung cấp và giao hàng cho khách hàng mà không cần lưu trữ sản phẩm trong kho của chính họ.

- Cross docking theo dòng chảy. Đây là luồng hàng hóa đi và đến liên tục đến và đi từ trung tâm phân phối.

- Cross docking của nhà phân phối. Nhà sản xuất giao hàng cho nhà bán lẻ mà không qua bất kỳ trung gian nào.

- Cross docking của nhà sản xuất. Nhà máy của nhà sản xuất hoạt động như một nhà kho hoặc trung tâm phân phối.

- Cross docking được phân bổ trước. Sản phẩm được nhà sản xuất đóng gói và dán nhãn, sau đó chuyển đến trung tâm phân phối.

Nhà sản xuất Kho cross docking Chuẩn bị hàng theo yêu cầu của khách hàng

Gửi hàng cho khách hàng

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Tìm hiểu về hệ thống thông tin tích hợp SCM (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w