Đánh giá thực trạng ứng dụng hệ thống SCM của Walmart 1 Thành công

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Tìm hiểu về hệ thống thông tin tích hợp SCM (Trang 37 - 40)

3.3.1. Thành công

Với hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) khổng lồ, toàn diện, phức tạp, áp dụng đa dạng một cách tối ưu các loại công nghệ trong vận hành, Walmart đã mang lại được một lợi thế cạnh tranh to lớn về phía mình. Ứng dụng hệ thống thông tin hiệu quả giúp nới rộng khoảng cách giữa Walmart và các đối thủ cạnh tranh.

• Tiết kiệm chi phí

Walmart luôn nỗ lực đầu tư cho mỗi cơ hội tiết kiệm chi phí, một chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép điều đó. Thành công mang lại chính là Walmart được hưởng lợi từ chi phí vận chuyển thấp bởi vì có hệ thống vận tải riêng có thể trợ giúp trong việc phân phối hàng đến các cửa hàng trong vòng (hoặc thấp hơn) 48 giờ. Chi phí vận tải của Walmart được ước lượng xấp xỉ 3% tổng chi phí so với 5% của các đối thủ cạnh tranh. Với việc có hệ thống vận tải riêng cho phép.

Walmart có thể bổ sung hàng nhanh hơn gấp 4 lần so với các đối thủ cạnh tranh. Walmart định giá hàng hóa một cách kinh tế, tiết kiệm và giá cả khác biệt mỗi ngày. Công ty có một lợi thế mặc cả khi mua hàng với số lượng lớn từ các nhà cung cấp. Điều này cho phép Walmart định giá sản phẩm một cách cạnh tranh và chuyển lợi ích đến cho khách hàng của mình. Walmart đã đưa ra mức giảm giá cao hơn bất kỳ nhà bán lẻ nào khác và họ kiếm được lợi nhuận nhờ vào bán hàng với số lượng lớn.

• Quản lý tốt hàng tồn kho

Thành công của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả còn bao gồm việc giảm thiểu thời gian thực hiện đơn hàng, vòng quay tồn kho nhanh hơn, dự đoán chính xác mức tồn kho, gia tăng không gian nhà kho, giảm thiểu mức tồn kho an toàn và sử dụng nguồn vốn một cách tốt hơn. Nó cũng giúp giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhân lực quản lý trung tâm phân phối dẫn đến tối thiểu hóa chi phí đào tạo và sai sót thấp nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống cũng rất nhạy cảm với các tình huống thực tế, đem lại được các thông tin quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Nguyên do bởi hệ thống là một tập hợp nhiều hệ thống khác nhau, đồng bộ và liên kết chặt chẽ với nhau. Thông tin của hệ thống này được hệ thống khác sử dụng, việc hoạt động của hệ thống này cũng dựa nhiều vào hệ thống khác; cùng tương tác với nhau, tạo ra một hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Thông tin được lưu trữ, gửi đi và sử dụng để tạo nên giá trị đích thực. Nhờ hệ thống thông tin mà Walmart hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và đem lại cơ hội hợp tác, làm việc nhuẫn nhuyễn giữa các nhân viên trong công ty. Công nghệ giúp cho các nhân viên làm việc hiệu quả hơn nhờ việc giảm thời gian thực hiện công việc và mang lại sự chính xác cho từng công việc.

Các nhà cung cấp của Wal-mart cũng được hưởng lợi khi mà họ có được dữ liệu quan trọng về việc bán hàng của siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới. Từ đó họ có thể tham khảo và đưa ra quyết định chính xác hơn về sản xuất cho từng thời kỳ.

Một số nét nổi bật của Walmart có thể kể đến:

- Ứng dụng tiên phong, thành công công nghệ thông tin như: công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI, công nghệ nhận dạng tần số radio RFID, vệ tinh nhân tạo, giải pháp CPFR; kết hợp với hệ thống kết nối bán lẻ đã tạo tiền đề cho một chuỗi cung ứng hiệu quả.

- Tiên phong xây dựng hệ thống các nhà kho đa chức năng “Cross – docking” thành công; đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng (đáp ứng được 85% nhu cầu hàng hoá so với 50-60% của đối thủ cạnh tranh) và tạo ra các giá trị tăng thêm cho hàng hoá.

- Dựa trên nền tảng công nghệ để tăng tính hiệu quả của hoạt động vận tải, mức độ đáp ứng của các trung tâm phân phối, tiết giảm tồn kho bằng hệ thống Just in time,…

- Chiến lược mua hàng hiệu quả tạo lợi thế cạnh tranh về giá.

- Năm 1990, Walmart vượt qua Target và Kmart trở thành công ty bán lẻ lớn nhất nước Mỹ.

- Đến năm 2006, doanh thu của Walmart đã vượt xa tất cả các đối thủ khác trên thị trường bán lẻ

Thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng của Walmart cho thấy hiệu quả trong việc điều hành và dịch vụ khách hàng tốt hơn, loại bỏ được các loại hàng cũ và duy trì chất lượng hàng hóa. Kho đa năng (cross docking) cũng giúp Walmart giảm thiểu chi phí tồn kho, đồng thời cũng giúp cắt giảm lao động và các chi phí làm hàng liên quan đến việc bốc và dỡ hàng hóa. Việc sở hữu một trong những chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới hiện nay dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và quản trị chuỗi cung ứng khoa học đã mang lại thành công cho Walmart trong các chiến lược bán lẻ.

3.3.2. Hạn chế

• Rủi ro về áp dụng công nghệ mới

Hệ thống thông tin của Walmart luôn phải chấp nhận rủi ro về áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nhất hiện nay là hệ thống RFID. Hệ thống RFID chưa được thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, trong khi Walmart lại là một công ty toàn cầu. Hệ thống RFID mang lại cho Walmart lợi thế cạnh tranh rất lớn nhưng nó cũng mang đến một loạt vấn đề và một vài vấn đề kĩ thuật cũng đã được một số nhà nghiên cứu tìm thấy trong hệ thống RFID. Hiệu suất của thẻ đôi khi cũng gặp những vấn đề; theo khảo sát, tỷ lệ thẻ bị lỗi trung bình là 20%. Hơn nữa, đối với các hàng hóa như kim loại và chất lỏng, tỉ lệ đọc chính xác của thẻ giảm xuống đặc biệt thấp. Nhiều vấn đề nhỏ như vậy gộp lại tạo nên vấn đề lớn và lâu dài đối với Walmart.

• Chi phí vận hành công nghệ mới cao

Tiếp đến là vấn đề chi phí trong việc giới thiệu và vận hành công nghệ mới. Walmart đã dành ra một số tiền khổng lồ tiền để thực hiện công nghệ RFID. Giá thành của mỗi thẻ RFID là $0.3, và chúng được đem nhân với số lượng hàng hóa khổng lồ mà một trong những công ty bán lẻ lớn nhất thế giới bán ra. Như vậy chi phí cũng sẽ tăng lên và chắc chắn rằng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu như thẻ bị hỏng, một loại chi phí khác lại phát sinh. Vấn đề Walmart phải đối mặt ở đây là họ thực hiện chuỗi cung ứng một cách thông minh cùng với một hệ thống

thông tin để tối ưu hoạt động và giảm chi phí, nhưng lại có một loại chi phí khác phát sinh đáng kể xuất hiện ngay trong công nghệ để thực hiện chuỗi cung ứng.

• Hệ thống thông tin phức tạp

Hệ thống thông tin phức tạp của Walmart cũng là một điều đáng lo ngại. Họ có cả một hệ thống thông tin khổng lồ, toàn diện, gắn kết chặt chẽ với nhau, giải quyết được mọi vấn đề về thông tin. Thế nhưng, việc có quá nhiều hệ thống liên kết với nhau tạo nên sự phức tạp mà không một công ty nào muốn có. Thêm nữa, các hệ thống hoạt động chặt chẽ với nhau, đó là một điều tốt; nhưng nhìn theo một hướng khác, với hiệu ứng Bullwhip, một lỗi nhỏ xảy ra ở hệ thống này có thể gây ra một lỗi lớn hơn ở hệ thống khác. Và đối với cả hệ thống thông tin thì nó sẽ trở thành một lỗi cực kỳ nghiêm trọng. Khi mọi thứ quá hoàn hảo, thì chỉ cần một sự không hoàn hảo rất nhỏ cũng phá vỡ thế hoàn hảo đó.

Như vậy có thể nhìn thấy rõ ở đây về rào cản của hệ thống RFID chính là các chi phí phát sinh và thiếu các chuẩn mực chung được tất cả các ngành công nghiệp chấp nhận.

Một phần của tài liệu Bài thảo luận Tìm hiểu về hệ thống thông tin tích hợp SCM (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w