Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN đức NGUYỄN (Trang 31 - 33)

cấu tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2020 Năm 2019 Chênh lệch 1. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn * 100 Tổng Tài sản 82,77 77,89 4,88

2. Tỷ trọng Tài sản dài hạn Tổng tài sản dài hạn * 100 Tổng Tài sản 17,23 22,11 (4,88) 3. Tỷ trọng Nợ Tổng nợ * 100 Tổng nguồn vốn 87,1 86,36 0,74 4. Tỷ trọng Vốn CSH Tổng vốn CSH * 100 Tổng nguồn vốn 12,9 13,64 (0,74) Qua bảng ta có thể thấy được tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty

như sau:

Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho ta thấy được cứ 100 đồng tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm. Ta thấy năm 2020, tỷ trọng này tăng thêm 4,88 % so với năm 2019. Nguyên nhân sự gia tăng này do tốc độ tăng của chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, mà chủ yếu là do hai chỉ tiêu phải thu khách hàng và tiền, các khoản tương đương tiền trong năm 2020 tăng nhanh hơn (20,84%) tốc độ tăng của tổng tài sản (13,71%). Đồng thời do Công ty đang sử dụng chính sách thận trọng để quản lý tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, với tài sản ngắn hạn của Công ty đang chiếm 82,77% tổng tài sản. Chính sách này giúp cải thiện khả năng thanh toán của Công ty đồng thời làm giảm rủi ro tài chính. Nhưng nếu để tài sản ngắn hạn ở mức quá cao thì Công ty sẽ phải chi thêm chi phí để bảo quản ví dụ như chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí quản lý tiền, quản lý các khoản thu.

Tỷ trọng tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản thì tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu đồng tổng tài sản. Tỷ trọng này trong năm 2020 đã giảm đi 4,88% so với năm 2019. Sự giảm đi này là do tốc độ tăng của Tổng tài sản trong năm 2020 là 13,71% trong khi đó khoản mục tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm do trong quá trình thực hiện dự án công trình đã phát sinh chi phí khấu hao, hao mòn tài sản cố định và đặc biết là Công ty đã thanh lý nhượng bán TSCĐ không sử dụng đến.

Tỷ trọng nợ: Tỷ trọng nợ là chỉ tiêu phản ánh trong tổng nguồn vốn của Công ty thì tổng số nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Có nghĩa là cứ một 100 đồng vốn Công ty bỏ ra để phục vụ mục đích kinh doanh thì có bảo nhiêu đồng được huy động từ nguồn vốn nợ phải trả. Tỷ số này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trả trong trường hợp

Công ty bị phá sản. Đồng thời nếu tỷ lệ này càng cao thì Công ty sẽ mất đi khả năng thanh toán. Tỷ trọng nợ của Công ty trong năm 2020 tăng 0,74% so với năm 2019. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn Công ty bỏ ra thì có 87,1 đồng được huy động từ Nợ phải trả. Tỷ lệ này tăng là do có ảnh hưởng từ các chỉ tiêu phải trả người bán, các khoản phải trả ngắn hạn tăng một cách đáng kể. Mặc dù năm 2020 Công ty cũng có giảm vốn chủ sở hữu nhưng sự giảm này của vố chủ sở hữu không thể theo kịp với sự thay đổi của các khoản nợ.

Tỷ trọng VCSH: Tỷ trọng VCSH dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Vì vậy hệ số này càng cao thì Công ty càng được đánh giá cao và chứng tỏ Công ty có nguồn vốn dồi dào và ổn định. Tỷ trọng VCSH cho biết cứ 100 đồng nguồn vốn thì Công ty được hình thành từ bao nhiêu đồng VCSH. Năm 2020 chỉ tiêu này của Công ty giảm 0,74% so với năm 2019. Lý do đó chính là vốn đầu tư của chủ sở hữu và các vốn khác của chủ sở hữu giảm khá nhiều, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty dùng để bù đắp vào khoản giảm này nên đã tác động đến VCSH của Công ty không tăng nhiều (7,54%). Mà tổng nguồn vốn của Công ty tăng có 13,71%.

Nhận xét:

Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn hơn tỷ trọng tài sản dài hạn phù hợp với đặc thù của loại hình xây dựng

Về cơ cấu vốn: tỷ trọng VCSH nhỏ hơn Tỷ trọng nợ cho thấy mức độ tự chủ tài chính của Công ty chưa được tốt.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN đức NGUYỄN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)