GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN

Một phần của tài liệu Tieng Viet (Trang 39 - 41)

- Nhận biết một số quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép.

4. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN

4.1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình

4.1.1. Phù hợp với học sinh khiếm thính. Mục tiêu quan trọng nhất của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh

khiếm thính các kỹ năng giao tiếp và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (tiếp nhận, biểu đạt thông tin, đọc, viết). Tùy thuộc vào khả năng nghe còn lại và đặc điểm cá nhân của học sinh khiếm thính, có thể phát triển các phương tiện giao tiếp sau đây:

- Ngôn ngữ nói đối với những học sinh còn có khả năng nghe ở mức độ vừa và nặng, được can thiệp sớm, có hỗ trợ của máy trợ thính.

- Ký hiệu ngôn ngữ đối với học sinh không còn khả năng phát triển ngôn ngữ nói, đi học muộn so với độ tuổi tiểu học.

Việc định hướng phát triển phương tiện giao tiếp nào còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: độ tuổi của học sinh đi học, mức độ can thiệp, môi trường chăm sóc, giáo dục tại gia đình và cộng đồng và đặc biệt, đặc điểm cá nhân của học sinh. Việc này cần được tiến hành ngay trong giai đoạn đầu học sinh đi học.

4.1.2. Dạy học Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh khiếm thính được học

tiếng Việt thông qua họat động giao tiếp bởi trong giao tiếp xuất hiện nhu cầu tiếp nhận và diễn đạt thông tin. Từ đó trẻ được học cách diễn đạt theo khả năng của mình bằng tiếng nói, ký hiệu ngôn ngữ, chữ cái ngón tay, hay tổng hợp các phương tiện trên. Chương trình vận dụng quan điểm dạy học theo định hướng giao tiếp để hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nhất là kĩ năng đọc hiểu, viết) nhanh chóng và có hiệu quả.

4.1.3. Thiết thực trong việc lựa chọn nội dung. Việc lựa chọn nội dung cần phù hợp với nhu cầu thiết yếu đối với học sinh khiếm thính và tùy thuộc vào mức độ phát triển ngôn ngữ ở học sinh. khiếm thính và tùy thuộc vào mức độ phát triển ngôn ngữ ở học sinh.

4.1.4. Tận dụng vốn từ ngữ và những hiểu biết thông thường của học sinh. Khi đến trường, học sinh khiếm thính đã có

những hiểu biết nhất định về con người, về những sự vật, hiện tượng xung quanh nhưng chưa biết diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Chương trình được thiết kế nhằm phát triển vốn hiểu biết đã có và cách biểu đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt dưới nhiều dạng khác nhau (nói, kí hiệu, đọc, viết, chữ cái ngón tay, v.v…).

4.1.5. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt.

Môn Tiếng Việt hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh với trọng tâm là các kĩ năng tiếp nhận và biểu đạt thông tin bằng các phương tiện khác nhau (ngôn ngữ nói, ký hiệu ngôn ngữ, tổng hợp) và đọc, viết trên cơ sở học phát âm. Bên cạnh đó, các

kiến thức về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, văn bản của tiếng Việt được đưa vào chương trình một cách tinh giản, thiết thực nhất nhằm tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng nói, biểu đạt bằng ký hiệu ngôn ngữ, đọc và viết.

Tích hợp được thể hiện ở việc xây dựng chương trình theo hướng đồng tâm – phát triển. Chương trình Lớp 1A và lớp 1B với trọng tâm là hình thành kỹ năng giao tiếp, phát âm các âm vị cơ bản và các kỹ năng đọc, viết từ ngữ, câu đơn giản.

Từ lớp 2 đến hết lớp 3 tập trung hình thành ở học sinh các kĩ năng tiếp nhận, biểu đạt và phát triển các kỹ năng đọc và viết với những yêu cầu cơ bản: hiểu đúng nội dung của thông tin, biết biểu đạt đúng nội dung với phong cách phù hợp, đọc thầm và hiểu đúng nội dung một văn bản ngắn; viết rõ ràng và đúng chính tả; thông qua các bài tập thực hành, bước đầu có một số kiến thức sơ giản về từ, câu, đoạn văn và văn bản.

Các lớp 4 và 5 trang bị cho học sinh một số kiến thức sơ giản về tiếng Việt để phát triển các kĩ năng đọc thầm, viết, tiếp nhận và biểu đạt thông tin ở mức cao hơn với những yêu cầu cơ bản như: hiểu đúng nội dung bài văn, bài thơ ngắn; biết cách viết một số kiểu văn bản; biết tiếp nhận và biểu đạt nội dung trong những chủ đề quen thuộc.

Trong mỗi lớp, chương trình đều thể hiện sự phối hợp giữa các mảng kiến thức tiếng Việt, văn học, văn hoá và đời sống; giữa kiến thức với kĩ năng; giữa các kĩ năng tiếp nhận và và biểu đạt, đọc, viết. Kiến thức, kĩ năng và thái độ được hình thành và phát triển thông qua các bài học và liên kết với nhau theo hệ thống chủ điểm học tập.

4.2. Cấu trúc chương trình

Chương trình Tiếng Việt dành cho học sinh khiếm thính được cấu trúc trên cơ sở qui luật và đặc điểm hình thành ngôn ngữ nói của học sinh khiếm thính. Trên cơ sở học phát âm, học sinh khiếm thính có được những kỹ năng, kiến thức cơ bản, cần thiết của chương trình tiếng Việt tiểu học điều chỉnh. Việc điều chỉnh dựa trên nguyên tắc: chọn những kiến thức cơ bản nhất, thiết thực nhất, sát với nhu cầu sử dụng đối với học sinh khiếm thính.

Chương trình Tiếng Việt dành cho học sinh khiếm thính bao gồm 4 nội dung chính sau đây:

4.2.1. Luyện tập cơ quan cấu âm, luyện thở và luyện giọng

Học sinh khiếm thính, đặc biệt là học sinh điếc nặng, chưa biết nói nên vận động cơ quan phát âm rất khó khăn, nhất là vận động lưỡi. Do đó nội dung đầu tiên để chuẩn bị cho việc học phát âm là tập cho học sinh biết cách và có kĩ năng điều khiển vận động cơ quan phát âm (vận động lưỡi, môi, ngạc mềm,…) bằng các bài “thể dục vận động cơ quan phát âm”.

Hầu như tất cả học sinh khiếm thính đều không có kĩ năng thở trong khi nói. Học sinh có nhịp thở ngắn và không biết điều chỉnh nhịp thở khi nói. Bởi vậy, học phát âm, trước hết cần rèn luyện sao cho học sinh biết hít vào sâu và thở ra từ từ, biết tự điều chỉnh nhịp thở khi nói (biết tiết kiệm hơi khi phát âm).

Giọng là một trong những yếu tố học sinh khiếm thính mắc nhiều lỗi khó khắc phục, nhất là đối với những học sinh điếc nặng, nhiều em không phát ra âm thanh (câm). Cho nên để học sinh có thể học phát âm, việc đầu tiên là dạy học sinh cách tạo giọng (giải câm) và luyện giọng để nói với giọng dễ nghe.

4.2.2. Phần âm và vần

Trong giai đoạn đầu học phát âm tiếng Việt, nội dung được hạn chế theo hệ thống âm vị rút gọn gồm 9 nguyên âm dài (trong tổng số 16 nguyên âm dài, ngắn nguyên âm đôi) và 12 phụ âm (trong tổng số 22 phụ âm). Những âm này được chọn theo nguyên tắc:

- Học sinh khiếm thính dễ nhìn thấy hình miệng khi phát âm, dễ bắt chước; - Những âm vị, vần có tần suất sử dụng cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói.

- Những âm, vần được hình thành sớm trong quá trình phát triển của học sinh nghe được trong giai đoạn học nói.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học phát âm, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của học sinh khiếm thính, nội dung dạy phát âm được chia thành 2 lớp 1A và 1B. Học xong hai lớp này, học sinh có thể học theo chương trình phổ thông. Cụ thể:

Lớp 1A được chia làm hai giai đoạn:

Giai đọan 1. Học những âm cơ bản (vòng 1) bao gồm 9 nguyên âm đơn dài: a, o, ô, u, e, ê, i, ơ, ư và 10 phụ âm: b, m, n, ph, t,

Một phần của tài liệu Tieng Viet (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)