Về phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Tieng Viet (Trang 43 - 44)

- Nhận biết một số quan hệ từ thường dùng để nối các vế trong câu ghép.

v, c, x, ng, h, yêu cầu học sinh phát âm đúng hoặc gần đúng (có tư thế cấu âm hoặc đúng phương thức cấu âm) trong học kỳ 1 Cho

4.3. Về phương pháp dạy học

Để thực hiện quan điểm dạy học tập trung vào người học, phát huy tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, chương

trình coi trọng phương pháp lấy giao tiếp trong hoạt động thực tiễn làm điều kiện, làm môi trường để hình thành và phát triển ngôn ngữ cơ bản; xuất phát từ học sinh tổ chức hoạt động học tập phù hợp với đặc trưng bộ môn, với độ tuổi của học sinh, trên cơ sở đó tạo dựng và rèn luyện kỹ năng giao tiếp theo mẫu, thảo luận, chơi trò chơi học tập,…

Ở giai đọan đầu (lớp 1A, 1B, 2 và 3) phương pháp giao tiếp chủ yếu là hội thoại xuất phát từ những nhu cầu thực tế của học sinh gắn liền với những việc, những sự kiện học sinh đã trải nghiệm, chứng kiến, quan tâm.

Ở giai đọan lớp 4 và 5 các phương pháp giao tiếp được củng cố và được kết hợp chặt chẽ với những nội dung bài học trong chương trình phổ thông tiểu học.

Tùy theo mức độ phát triển, các khả năng và điều kiện của học sinh khiếm thính, giáo viên có thể lựa chọn các phương tiện giao tiếp: lời nói bình thường, ký hiệu ngôn ngữ hoặc giao tiếp tổng hợp. Trong giai đọan đầu, để giảm bớt khó khăn trong quá trình giao tiếp, học tập, có thể sử dụng chữ cái ngón tay như một phương tiện hỗ trợ tích cực vào quá trình biểu đạt, tiếp nhận thông tin và viết. Dù sử dụng phương tiện giao tiếp nào thì mục đích cuối cùng là để học sinh khiếm thính có thể nắm vững ngôn ngữ Tiếng Việt, có thể đọc (thầm) để hiểu đúng nội dung của các thông tin, tham gia vào quá trình giao tiếp một cách tự tin và sớm được học hòa nhập với các bạn đồng trang lứa.

Dạy học sinh khiếm thính phát âm cần lưu ý những vấn đề chủ yếu sau:

 Dạy học sinh phát âm thông qua họat động giao tiếp. Trong môi trường giao tiếp bằng tiếng nói, nhu cầu học nói ở học sinh

khiếm thính mới được xuất hiện, các em sẽ tự đáp ứng nhu cầu của mình bằng việc học nói. Hơn nữa, trong giao tiếp các em có nhiều cơ hội để áp dụng và luyện tập phát âm đúng những âm và vần trong từ. Để cho ngôn ngữ nói chung, kĩ năng phát âm của học sinh khiếm thính nói riêng được phát triển nhanh và thuận lợi cần hình thành xung quanh học sinh một “môi trường ngôn ngữ”, ở đó các em có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để sử dụng tiếng nói.

 Áp dụng phương pháp đa giác quan để dạy học sinh cách nhận biết và phát âm. Triệt để tận dụng phần thính lực còn lại của

sinh. Bởi vậy, trong điều kiện có thể, cần cho học sinh sử dụng máy trợ thính khi học phát âm. Ngoài ra cần dạy cho các em biết cách phối hợp các giác quan khác như đọc hình miệng, nhận biết qua cảm giác da,v.v…(đa giác quan) để nhận biết tiếng nói trong quá trình học phát âm.

 Song song với học phát âm, học sinh cần được dạy chữ cái ngón tay, một phương tiện hỗ trợ có hiệu quả, nhất là giai đọan

đầu tiên, đồng thời chữ cái ngón tay sẽ giúp các em học các môn học khác khi tiếng nói chưa phát triển kịp nhu cầu.

Cá biệt hóa trong dạy phát âm. Học sinh khiếm thính ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều loại khác nhau. Trong một mức độ cũng có sự khác nhau về giải tần còn nghe được (có học sinh còn nghe được 4 giải tần, nhưng cũng có học sinh chỉ nghe được ở 1 giải tần). Cho nên khi dạy phát âm, việc lựa chọn nội dung, định mức độ yêu cầu cần căn cứ vào khả năng và nhu cầu của từng học sinh.

Việc kết hợp các giác quan được đặc biệt chú trọng trong việc dạy học sinh khiếm thính, trong đó thị giác có vai trò đặc biệt; sự tham gia vào các hoạt động với vật thật, mô hình, đồ dùng dạy học đóng vai trò tích cực. Cần sử dụng phần thính lực còn lại với hỗ trợ của máy trợ thính đối với những em còn có khả năng nghe.

Coi trọng cả ba hình thức tổ chức học tập: học theo lớp cho những kỹ năng kiến thức chung của đại đa số học sinh, học theo nhóm với những kỹ năng, kiến thức đòi hỏi phải một nhóm (khoảng từ 3-4 học sinh), học cá nhân cho những kỹ năng, kiến thức đặc thù đối với mỗi cá nhân học sinh.

Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được vận dụng một cách linh hoạt trong mỗi bài học, mỗi tiết dạy nhằm khơi dậy sự tự tin và hứng thú học tập cho học sinh, mang lại hiệu quả thiết thực; tránh khuynh hướng tuyệt đối hoá một vài phương pháp hoặc một vài hình thức tổ chức dạy học.

Các phương tiện và thiết bị dạy học môn Tiếng Việt được sử dụng theo bộ đồ dùng dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định. Trong từng phân môn, căn cứ vào các bài học cụ thể, cần làm thêm các đồ dùng dạy học và linh hoạt sử dụng những đồ dùng sẵn có.

Một phần của tài liệu Tieng Viet (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)