Đối với Văn hóa giao tiếp của một số quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Đàm phán Giao tiếp: Văn hóa giao tiếp của các quốc gia và sự giao thoa văn hóa của Việt Nam (Trang 29 - 34)

II. Một số điểm chú ý về Văn hóa giao tiếp của một số quốc gia

4. Đối với Văn hóa giao tiếp của một số quốc gia khác.

Đối với người Hàn Quốc: Không nên kiệm lời khen đối với món kim

chi; nên sử dụng đối tác trung gian để tiếp cận đối tác Hàn Quốc; quan hệ cá nhân đóng vai trò quyết định trong giao dịch, làm ăn với người Hàn, đó là vài điều mà doanh nhân Việt cần lưu ý.

Xưng hô, làm quen Người Hàn Quốc rất để ý đến cách thức làm quen và xưng hô. Bạn không được sử dụng tên gọi của người Hàn Quốc trong xưng hô, lại càng không được bỏ qua những chức tước, phẩm hàm mà họ có. Không được bắt tay chặt quá, không nên tỏ ra vồn vã, thân thiện quá. Không nên tranh thủ cả những lúc nghỉ để trao đổi công việc.

Cạnh tranh Giới lãnh đạo của công ty Hàn Quốc thường chỉ thích đề cập đến những vấn đề lớn, ý tưởng to tát, còn chuyện cụ thể thì để cho cấp dưới đảm nhận. Văn hóa cạnh tranh ở Hàn Quốc có khác so với ở các nơi khác. Vì thế, nếu muốn thiết lập quan hệ làm ăn với đối tác nào ở Hàn Quốc, bạn nên tìm hiểu và lưu ý thỏa đáng tới những đối thủ cạnh tranh của đối tác đó ở Hàn Quốc. Ở người Hàn Quốc, tình cảm và lý trí trong hợp tác kinh doanh không phải lúc nào cũng tách biệt được với nhau.

Trật tự quyền lực: Không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống, trật tự quyền lực như một nguyên tắc luôn phải được coi trọng ở Hàn Quốc. Tôn ti trật tự, quan hệ cấp trên cấp dưới và công khai thể hiện điều đó được thực hiện như thể ở trong quân đội.

Đàm phán: Đối tác nước ngoài muốn tiếp xúc với đối tác Hàn Quốc nên sử dụng dịch vụ của trung gian môi giới. Tìm cách tiếp xúc trực tiếp với đối tác Hàn Quốc thường không đem lại kết quả gì. Người trung gian này có chức quyền hay địa vị xã hội càng cao thì càng có cơ hội tiếp xúc được với lãnh đạo cấp cao trong đối tác Hàn Quốc. Trong đàm phán với người Hàn Quốc, mối quan hệ cá nhân đóng vai trò quyết định nhất chứ không phải danh tiếng của đối tác bởi câu hỏi mà người Hàn Quốc muốn được trả lời đầu tiên không phải là sản phẩm của bạn như thế nào, mà là: tôi có thể tin tưởng vào bạn hay không? Vì thế, lập luận khúc triết, logic hay chứng tỏ có phong cách đàm phán đặc thù, tỏ ra hiểu biết quá chi tiết về kỹ thuật…. đều không gây ấn tượng tích cực ở đối tác Hàn Quốc bởi giới lãnh đạo thường chỉ thích đề cập đến những vấn đề lớn, ý tưởng to tát, còn chuyện cụ thể, đi vào chi tiết thì để cho cấp dưới đảm nhận.

Thận trọng và cảnh giác trong đàm phán với người Hàn Quốc là chuyện không hề thừa. Người Hàn Quốc được tiếng là giữ chữ tín, nhưng họ cũng rất khôn ngoan và sành sỏi. Những hợp đồng được thỏa thuận và ký kết tuy quan trọng, nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Quá trình thực hiện cụ

thể cũng là quá trình đàm phán và thỏa thuận tiếp về những chi tiết cụ thể của hợp đồng đã thỏa thuận.

Khi thấy đối tác Hàn Quốc gật đầu, bạn không nên chủ quan tin rằng đối tác đã hiểu hết những gì bạn vừa trình bày. Tốt nhất là bạn hãy nhắc lại những điểm quan trọng nhất và rồi đề nghị ghi chúng lại trong một biên bản làm việc.

Ăn uống: Sẽ là sai lầm lớn nếu vì công việc mà sao nhãng thời giấc bữa ăn đối với người Hàn Quốc. Kim chi, thịt nướng và uống rượu thường không thể thiếu sau những vòng đàm phán khô khan. Bạn sẽ làm cho đối tác Hàn Quốc thích thú nếu không hà tiện lời ca ngợi món kim chi. Người Hàn Quốc uống nhiều rượu, nhưng cũng không phật ý nếu bạn nói không uống được rượu, dù vậy, bạn vẫn nên để cho họ rót chút rượu vào cốc của bạn.

Việc mời đối tác đi ăn tiệc, ăn trưa hay ăn tối là chuyện thông lệ ở Hàn Quốc và được đánh giá cao, coi như sự thể hiện thiện chí muốn hợp tác với nhau, nhưng không phải để tiếp tục câu chuyện đang bàn bạc dở. Khi dự tiệc, chỉ uống rượu và nói chuyện vui thôi.

Ngoại ngữ: Khi đàm phán, giao thương với đối tác người Hàn Quốc có thể dùng tiếng Anh, đương nhiên nếu sử dụng được tiếng Hàn thì sẽ thuận lợi hơn nhiều. Tuyệt nhiên không được sử dụng tiếng Nhật Bản.

Danh thiếp: Danh thiếp là một phần không thể thiếu trong xây dựng quan hệ đối tác với người Hàn Quốc. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ số lượng, tốt nhất là cả bằng tiếng Hàn, tuyệt đối không được ghi bằng tiếng Nhật. Người Hàn Quốc rất coi trọng các chức danh và tước hiệu, vì thế, bạn không nên quá khiêm nhường khi ghi các chức danh của bạn trên danh thiếp.

Đối với Văn hóa giao tiếp của Nga, cần chú ý những điểm sau:

Tín ngưỡng: Khi tiếp khách là người Nga, bạn nên thận trọng với màu sắc trang trí của nơi đón tiếp. Người Nga có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Tốt nhất là sử dụng màu đỏ (đối với người Nga tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình yêu), xanh lá cây, xanh da trời, số 3, số 7 và số 12.

Không được dùng màu đen và số 13. Sử dụng màu trắng cũng phải hết sức thận trọng vì người Nga cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, trong trắng, nhưng đồng thời cho cả đau thương.

Khoảng cách: Đối với người Nga, khoảng cách riêng tư nhỏ hơn so với những người Châu Âu khác. Trong khi trao đổi có thể vỗ vai nhau hay nắm tay nhau, vì người Nga coi đó là sự thể hiện của tình thân thiện. Khi đã quen biết nhau lâu hơn - kể cả phụ nữ và nam giới - đều có thể ôm nhau hoặc hôn lên má để thể hiện tình thân.

Phụ nữ: Người Nga muốn phụ nữ không ăn vận hay trang điểm lòe loẹt và ăn nói giữ ý tứ. Nhiều khi chỉ cần gật đầu chào đối tác nữ người Nga là đủ, trong khi bắt tay đối tác nam giới chặt và lâu. Nhưng tập tục này đang có chiều hướng thay đổi vì ngày càng có nhiều phụ nữ Nga đảm nhận cương vị quản lý quan trọng.

Quà tặng: Có quà tặng nhau khi gặp gỡ là tập tục được đánh giá cao ở Nga. Người Nga không quên đối tác đã giúp họ như thế nào. Quan hệ càng thân thiết và càng lâu dài thì giá trị, mối liên hệ giữa món quà với cá nhân người tặng quà và mức độ tỷ mỷ khi chọn quà càng phải cao. Hoa luôn là món quà thích hợp, nhưng nhớ phải chọn số bông lẻ. Số bông chẵn chỉ được dùng để viếng tang. Hoa màu vàng và trắng còn có nghĩa liên tưởng tới đau thương và mất mát.

Trật tự quyền lực: Trong doanh nghiệp Nga, người đứng đầu ít khi ủy quyền cho cấp dưới. Vì thế, muốn đàm phán có kết quả thật sự, bạn nên tìm cách đàm phán trực tiếp với người đứng đầu này.

Hiểu biết về văn hóa Nga: Người Nga đọc nhiều và rất quan tâm đến kỹ thuật, khoa học tự nhiên, nghệ thuật, âm nhạc và văn học. Đối tác nào có thể trao đổi được với họ ở mặt bằng trí thức cao sẽ khiến người Nga nể phục. Bạn nên đọc các tác phẩm của Tolstoi, Puskin, Dostojevski.

Ngoại ngữ: Muốn làm ăn với người Nga, các đối tác nên phải biết tiếng Nga hoặc ít nhất phải có phiên dịch giỏi. Nhiều người Nga ứng xử

giống như người Mỹ: nói ngôn ngữ của chúng tôi hoặc chẳng nói ngôn ngữ nào hết.

Chào hỏi, làm quen: Khi chào hỏi, làm quen nhau lần đầu tiên với người Nga, bạn không được tỏ ra quá thân thiện. Thái độ xuồng xã hoặc quá dí dỏm hay bị người Nga coi là “Mỹ quá”, thậm chí còn bị coi là yếu thế. Càng quen biết nhau hơn thì càng có thể tỏ thái độ thân mật hơn.

Xưng hô với người Nga bằng tên gọi của họ đi kèm với tên của người cha. Ví dụ, tên gọi của đối tác là Sergej, tên gọi của người cha là Oskar, thì gọi đối tác là Sergej Oskarovitsh. Các chức danh cấp cao thì mới sử dụng trong xưng hô, chẳng hạn như Tổng Giám đốc hay Bộ trưởng.

Đàm phán: Trong đàm phán với người Nga, bạn chỉ nên nhân nhượng khi “có đi, có lại”. Bạn hãy lập luận cho nhượng bộ của bạn bằng thiện cảm cá nhân với nước Nga và người Nga và mong muốn xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài với Nga. Những đối tác nhượng bộ quá sớm sẽ bị coi là yếu thế, không được nể trọng, thậm chí nhiều khi còn bị coi thường. Nếu đối tác người Nga không kiềm chế được bản thân mình trong đàm phán thì bạn hãy tỏ ra tự tin và kiên quyết - nhưng không được để đối tác hiểu hay cảm nhận là bạn lên mặt dạy họ. Ngay cả khi đối tác bực tức đến mức đập bàn đập ghế thì bạn cũng không nên bối rối. Tính cách người Nga là như vậy - nhiều khi còn là thủ thuật.

Nhiều chuyện có thể giải quyết được với đối tác người Nga tại bữa ăn trưa và bữa ăn trưa ấy không nhất khoát cứ phải thịnh soạn. Nhưng nếu có cùng nhau ăn tối thì khi đó bạn không nên e dè và ngần ngại nữa. Đó chính là những cơ hội để quan hệ trở nên thân thiết và tin cậy nhau hơn.

Nói lời chúc rượu đầu tiên là việc của chủ nhà và khách đáp lại sau. Nội dung lời chúc rượu thường xoay quanh chủ đề tình bạn, cuộc sống hay vẻ đẹp của phụ nữ. Đương nhiên, ngợi khen chủ tiệc thì không khi nào sai và không thích hợp cả.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Đàm phán Giao tiếp: Văn hóa giao tiếp của các quốc gia và sự giao thoa văn hóa của Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w