Mở rộng kiến thức: cho trẻ xem thí nghiệm khoa học phân biệt nước nóng – nước lạnh IV Tiến hành:

Một phần của tài liệu ke hoach he (Trang 31 - 35)

IV. Tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Nước – điều kì diệu của cuộc sống.

- Cô mời cả lớp tham gia chương trình “ Em yêu khoa học” - Trò chuyện với lớp về nước:

+ Hôm nay các bạn mặc những bộ trang phục rất đẹp, các bạn có bí quyết gì để có

- Trẻ tham gia các hoạt động của cô

trang phục sạch đẹp này ? ( do mẹ giặt hằng ngày)

+ Vậy khi giặt quần áo thì cần có gì ? ( xà bông và nước)

+ Cần có nước để giặt, rồi cần có nắng và gió để làm khô áo quần!

 Cô giới thiệu: Nước, nắng, gió là những điều kì diệu trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta cùng khám phá những điều kì diệu của nước nhé!

2. Hoạt động 2: Bé khám phá và trải nghiệm - Chia lớp thành 2 nhóm làm thí nghiệm:

+ Nhóm 1: thí nghiệm về tính chất của nước: không mùi, không vị, không màu, có thể hòa tan và không hòa tan một số chất.

+ Nhóm 2: thí nghiệm tách lớp chất lỏng trong nước. - Nhóm trưởng mỗi nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm:

+ Nhóm 1: khi rót nước vào ly, nhận thấy nước không có màu ( vì khi cầm ly lên có thể nhìn thấy các ngón tay qua nước), ngửi ly nước thấy nước không có mùi, nếm thử nước thấy nước không có vị. Khi cho muối vào, nước hòa tan lên, nhận thấy nước không màu, không mùi nhưng có vị.Khi cho sỏi vào, nước không hòa tan được sỏi.

 Kết luận: Nước có tính chất không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan một số chất và không hòa tan một số chất.

+ Nhóm 2: Đổ lần lượt các lớp chất lỏng : si rô, dầu ăn, nước vào trong ly, quan sát ly chất lỏng vừa đổ, thấy các chất lỏng sắp xếp theo thứ tự trong ly như sau: si rô dưới đáy ly, nước ở giữa và dầu ăn phía trên.

 Kết luận: Do lớp si rô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng, lớp nước nhẹ hơn si rô nhưng nặng hơn dầu ăn do đó nằm ở giữa, lớp trên cùng là dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn nước và si rô.

- Cho trẻ xem cô làm thí nghiệm : Ảo thuật với nước nóng, nước lạnh.

+ Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ thí nghiệm. Đầu tiên, cô đổ nước lạnh và nước nóng vào đầy 2 lọ nhỏ, sau đó nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào 2 chai, cẩn thận thả chai nước vào trong 2 lọ lớn, mời trẻ sẽ theo dõi thí nghiệm lại sau vài phút.

3. Hoạt động 3: Thử tài bé yêu

- Cho trẻ chơi trò chơi tìm những chất tan, không tan trong nước, và xếp thứ tự vị trí các

lớp chất lỏng : si rô, nước, dầu ăn trong ly.

- Cho trẻ xem đoạn phim các bé vui chơi ở khu chơi nước. - Cho trẻ xem đoạn phim biểu diễn Nhạc nước.

- Xem một số hình ảnh nước còn có thể cứu hỏa.

- Xem kết quả thí nghiệm “ Ảo thuật với nước nóng – nước lạnh ”

Cho trẻ quan sát thấy: nước màu trong chai chứa nước lạnh không dâng lên và không tràn màu sang lọ lớn, còn nước màu trong chai chứa nước nóng dâng lên và tràn màu sang lọ lớn.

 Giải thích: nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy khi thả vào nước lạnh, nó dâng lên và tràn màu sang lọ lớn.

- Giáo dục trẻ: Nước có rất nhiều điều kì diệu xung quanh chúng ta, vì vậy khi dùng nước chúng ta luôn nhớ học tập theo tấm gương của Bác Hồ, cần sử dụng nước tiết kiệm, vừa đủ: khi rửa tay mở vòi nước vừa đủ, rửa xong tắt ngay, uống hết nước trong ly.

TUẦN 3 (20- 25/6/2016)THỨ 2( 20/6/2016) THỨ 2( 20/6/2016)

PTTC: VĐCB: Ôn chạy nhanh 10m

TCVĐ: Chó sói xấu tính I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết chạy thẳng tới đích. 2. Phát triển:

3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ tự tin mạnh dạn trên giờ học. II. Chuẩn bị:

- Đường chạy bằng phẳng, lá cờ nhỏ cắm ở đích. III. Hướng dẫn:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Khởi động:

- Cho trẻ kết hợp các kiểu đi thường -> đi mũi chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom -> đi chậm -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm -> về hàng.

2. Trọng động:

a. Bài tập phát triển chung: - Động tác tay: 4l x 8n.

+N1: Chân trái sang ngang, 2 tay đưa về trước. +N2: 2 tay đưa lên cao.

+N3: Như nhịp 1. +N4: Về TTCB.

-Động tác chân: 2l x 8n +N1: Ngỗi xỏm, tay thả xuôi. +N2: Đứng thẳng về TTCB.

- Động tác bụng:"Gió thổi cây nghiêng".

Đứng đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang phải sang trái. - Bật về trước.

b. Vận động cơ bản:

-B1: Giới thiệu bài : Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động " chạy nhanh 10m". -B2: Làm mẫu

L1: Miêu tả động tác.

L2: Miêu tả + giải thích, đầu tiên cô vào TTCB tay cô để xuôi. Khi có hiệu lệnh chạy cô chạy nhanh về đích.

-B4: Trẻ thực hiện, cô quan sát và sửa sai. c. TCVĐ

Cách chơi

Lúc đầu, cô đóng vai “chó sói”, các trẻ làm “thỏ”. “Chó sói” ngồi “ngủ” ở một góc lớp, “thỏ” ngồi ở ghế hoặc đứng ở một góc lớp cách “ chó sói” khoảng 5 m. Các “chú thỏ” nhảy đi chơi (chụm hai chân, hai tay giơ lên đầu vẫy vẫy), tiến về phía “ chó sói” nhưng không được chạm vào “chó sói” và nói: “Này chó sói xấu tính, hãy mở mắt ra mà xem chúng tôi đi chơi này! Dậy đi thôi!”. “Sói” mở mắt và kêu: “Hừm” rồi đứng lên, chạy đuổi theo các “chú thỏ”. “Thỏ” chạy nhanh về “nhà” của mình. “Chú thỏ” nào chạy chậm sẽ bị “sói” bắt và đổi vai làm “sói”. Nếu không bắt được “thỏ” thì “sói” lại nhắm mắt “ngủ” tiếp. Sau khi trẻ đã biết chơi, cô giáo có thể chọn một cháu nhanh nhẹn làm “sói”

- Cho trẻ chơi tiếp 3 – 4 lần.

3. Hồi tĩnh: - Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân. 4. Nhận xét - tuyên dương.

THỨ 3 (21/6/2016)

TOÁN: Ôn nhận biết nhóm có 5 đối tượng, đếm đến 5

Một phần của tài liệu ke hoach he (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w