Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển khiêu vũ thể thao (dancesport) trong các trường đại học tỉnh thanh hóa TT (Trang 26 - 27)

Ngày 01 tháng 12 năm 2011, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TD,TT đến năm 2020”. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 08/4/2005, của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao nêu rõ; Luật Giáo dục (2005), Luật thể dục, thể thao (2006) và Luật TD, TT sửa đổi (2013) xác định: GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí; Quyết định số 72/2008/QĐ- BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định: Các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên được thực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm của nhà trường. Thành lập các câu lạc bộ thể thao, trung tâm thể thao của nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của học sinh, sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu; Thông tư liên tịch số 30/2000/TTLB/BTC/UBTDTT ngày 24/4/2000, thống nhất công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao, Liên tịch Bộ Tài chính - Uỷ ban Thể dục Thể thao hướng dẫn chế độ quản lý tài chính; Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/1999 về chế

19

độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao"; Thông tư số 18/2011/BVHTTDL, ngày 12/5/2011, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của CLB TDTT cơ sở.

Đặc biệt Đề án “Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; chỉ rõ: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ cho trẻ em, học sinh, sinh viên và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thể chất chính khóa đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học và yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ em, học sinh phổ thông; đảm bảo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện có chất lượng, hiệu quả nội dung giáo dục phát triển thể chất trong giờ học GDTC chính khóa quy định tại chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát triển hoạt động thể thao trong trường học: Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống hoạt động thi đấu thể thao đối với trẻ em và học sinh từ cấp trường đến toàn quốc; Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thi đấu thể thao trong học sinh; Tổ chức tập thể dục buổi sáng, giữa buổi học và các hoạt động thi đấu thể thao dành cho học sinh; Phát triển thêm các câu lạc bộ các môn thể thao của học sinh trong trường học; Mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế và tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động thể thao; Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.

Một phần của tài liệu Phát triển khiêu vũ thể thao (dancesport) trong các trường đại học tỉnh thanh hóa TT (Trang 26 - 27)