Hệ thống đảm bảo chất lượng về môi trường QTKD

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố nội bộ HUFI (Trang 32 - 35)

9 CÔNG TY TNHH ACACY

2.13. Hệ thống đảm bảo chất lượng về môi trường QTKD

Hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) nội bộ của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được thiết kế, xây dựng, và phát triển nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng của mọi hoạt động chính yếu của nhà trường như học tập, giảng dạy, nghiên cứu, và cung ứng dịch vụ. Hệ thống ĐBCL hướng đến đáp ứng tốt sứ mệnh, tầm nhìn, đạt các mục tiêu chiến lược của nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan. Có hai mục tiêu chính để thiết kế và vận hành một hệ thống ĐBCL nội bộ: Một là, nhằm đánh giá, đo lường, kiểm soát chất lượng toàn diện và trên cơ sở đó đảm bảo và nâng cao chất lượng của nhà trường, và hai là, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, qui định của các tổ chức, cơ quan kiểm định chất lượng bên ngoài (trong và ngoài nước) như Bộ Giáo dục và Đào tạo, AUN-QA.

Văn hóa ĐBCL nội bộ chính là phần mềm kết nối những cấu trúc phần cứng như cấu trúc tổ chức, qui trình, qui định lại thành một chỉnh thể thống nhất. Văn hóa chất lượng của trường đã có nền tảng vững chắc từ trong gần 40 năm truyền thống của nhà trường, đó chính là văn hóa nhân văn – đoàn kết – tiên phong – đổi mới, luôn lấy người học làm trung tâm. Khi xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ, nhà trường rất chú trọng vai trò của yếu tố văn hóa, làm nền tảng cho tất cả các hoạt động ĐBCL. Có nhiều hoạt động để thúc đẩy các giá trị cốt lõi của đảm bảo chất lượng và nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ, bao gồm:

1) Liên tục lắng nghe các bên có liên quan và hành động cải tiến dựa trên các thông tin thu được. Hiện nay Trường đã định kỳ thực hiện các khảo sát qui mô lớn với 5 nhóm đối tượng chính: sinh viên đang học, sinh viên sắp tốt nghiệp, cựu sinh viên, giảng viên – nhân viên, nhà tuyển dụng – doanh nghiệp.

2) Định kỳ họp Hội đồng ĐBCL nhằm trao đổi về chất lượng giữa BGH, Trung tâm QLCL, Tổ ĐBCL các đơn vị, giảng viên, sinh viên.

xuyên tổ chức và tham gia các hội thảo, khóa đào tạo, huấn luyện về đảm bảo chất lượng trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ trọng tâm:

1) Về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

– Tổ chức xây dựng chiến lược, kế hoạch đảm bảo chất lượng, các văn bản quản lý về công tác đảm bảo chất lượng, các quy định và hướng dẫn sử dụng nội bộ về tiêu chí đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào tạo;

– Tổ chức xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng bên trong cho các khâu hoạt động trọng yếu của Trường, chủ trì triển khai và giám sát toàn bộ hoạt động đảm bảo chất lượng đối với các đơn vị thuộc Trường;

– Chủ trì triển khai thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào tạo, hướng dẫn công tác tự đánh giá ở các đơn vị và tổng hợp kết quả tự đánh giá trong toàn Trường;

– Chủ trì triển khai thực hiện công tác tổ chức đánh giá ngoài tại Trường theo yêu cầu của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục;

– Đầu mối cập nhật, thu thập, xử lý thông tin xếp hạng, đánh giá chất lượng của từng đơn vị trong Trường; chuẩn bị hồ sơ, báo cáo của Trường tham gia phân tầng, xếp hạng theo quy định hiện hành;

– Tham gia thẩm định các đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, liên kết đào tạo trong Trường; phối hợp với các đơn vị trong việc thực hiện kỷ cương đào tạo các chương trình đào tạo trong Trường;

– Chủ trì và phối hợp với các đơn vị xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường;

– Tham gia nghiên cứu và đề xuất, tư vấn cho Hiệu trưởng về mô hình quản trị đại học tiên tiến; phối hợp với các đơn vị tổ chức khai thác các nguồn lực phục vụ công tác quản trị đại học; tham gia xây dựng văn bản quản lý, điều hành của Trường;

– Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng; thống kê, báo cáo, phân tích và đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của lãnh

đạo Trường.

2) Về công tác khảo sát chất lượng

Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong việc xây dựng quy định, tổ chức điều tra, khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan và giám sát hoạt động cải tiến chất lượng đối với kết quả: (1) Khảo sát chất lượng giảng dạy; (2) Khảo sát chất lượng chương trình đào tạo; (3) Khảo sát chất lượng phục vụ và hỗ trợ; (4) Khảo sát chất lượng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; (5) Khảo sát chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Trường tại doanh nghiệp.

3) Về công tác thực hiện Ba công khai

Đầu mối tập hợp kết quả của các đơn vị trong Trường để thực hiện nhiệm vụ Ba công khai theo đúng quy định, bao gồm: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Công khai tài chính.

4) Về nghiên cứu và phát triển dịch vụ

– Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý chuyên môn và giảng viên về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, chương trình giảng dạy, phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá, đánh giá và chuyển giao ngân hàng câu hỏi thi; – Tổ chức dịch vụ thi thử và thi cải thiện cho sinh viên Trường;

– Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, tư vấn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đối với các vấn đề liên quan tới khảo thí, đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục do Hiệu trưởng giao trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật;

– Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục, đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, quản trị đại học, xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng;

Một phần của tài liệu Phân tích yếu tố nội bộ HUFI (Trang 32 - 35)