Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tôm TCT ở giai đoạn ấu niên 1 Tăng trưởng của tôm TCT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) TT (Trang 26 - 28)

3.2.5.1 Tăng trưởng của tôm TCT

Sau 30 ngày nuôi, khối lượng trung bình nghiệm thức 36-37oC là 1,09±0,16 g có giá trị cao nhất khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 33-34oC (0,94±0,15 g) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Đến 45 ngày, khối lượng tôm TCT ở nghiệm thức 33-34oC cao nhất là 2,45±0,45 g khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 36-37oC (2,03±0,39 g) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 27-28oC (0,91±0,05 g) và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (khối lượng thấp nhất, 0,85±0,06 g). Như vậy, nhiệt độ cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng tôm càng nhanh, tuy nhiên nhiệt độ quá cao vượt giới hạn chịu đựng dẫn đến tăng trưởng tôm chậm và hao hụt nhiều.

25

3.2.5.2 Hàm lượng glucose trong máu của tôm TCT

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao làm tăng hàm lượng glucose trong máu tôm. Sau 45 ngày nuôi, nghiệm thức 33-34oC có hàm lượng glucose cao nhất (34,1±1,44 mg/100 mL) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tất cả nghiệm thức còn lại. Hàm lượng glucose thấp nhất ở nghiệm thức nhiệt độ 27-28oC và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ với giá trị lần lượt là 24,0±1,46 mg/100 mL và 24,0±1,90 mg/100 mL.

3.2.5.3 Hoạt tính enzyme tiêu hóa của tôm TCT

Kết quả phân tích cho thấy hoạt tính enzyme tiêu hóa tôm tăng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Hoạt tính enzyme trypsin tăng cao ở nhiệt độ 33-34oC (46,5±2,89 mU/min/mg protein) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với 30-31oC (43,3±2,38 mU/min/mg protein) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 27-28oC (28,5±1,56 mU/min/mg protein) và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (28,4±3,09 mU/min/mg protein). Tương tự, hoạt tính enzyme chymotrypsin gia tăng ở nhiệt độ 33-34oC (393±18,3 U/min/mg protein) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 27-28oC và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ. Hoạt tính enzyme amylase ở ruột và dạ dày tôm gia tăng khi tôm tiếp xúc nhiệt độ cao. Hoạt tính enzyme amylase ở ruột cao nhất ở nghiệm thức 33-34oC là 29,8±1,85 U/min/mg protein khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 27-28oC (23,8±0,99 U/min/mg protein) và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (24,7±0,68 mU/min/mg protein) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 30-31oC. Ở dạ dày, hoạt tính enzyme amylase cao ở nhiệt độ 33-34oC (107±4,58 U/min/mg protein) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức 30-31oC, tuy nhiên khác biệt (p<0,05) so với các nghiệm thức 27-28oC (23,8±0,99 U/min/mg protein) và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (24,7±0,68 U/min/mg protein).

3.2.5.4 Tỉ lệ sống của tôm TCT

Kết quả tỉ lệ sống của tôm sau 45 ngày thí nghiệm được thể hiện qua Hình 3.10, tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 27-28oC là 67,0±7,57% khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (63,3±5,46%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỉ lệ sống của tôm giảm khi nhiệt độ tăng từ 30-31oC trở lên, tỉ lệ sống thấp

26

nhất ở nghiệm thức 36-37oC (2,67±0,88%). Như vậy, nhiệt độ trong nước cao tỉ lệ sống của tôm TCT ở giai đoạn ấu niên giảm.

Hình 3.10: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 45 ngày ở nhiệt độ khác nhau (Chữ cái

khác nhau trên cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05).

3.2.6 Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và CO2 lên tôm TCT

giai đoạn ấu niên

Trong nghiên cứu này, tăng trưởng khối lượng, hàm lượng glucose trong máu của tôm, hoạt tính enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase (ruột) và amylase (dạ dày), tỉ lệ sống của tôm TCT không bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của nhiệt độ và CO2 sau 45 ngày nuôi.

3.2.7 Ảnh hưởng của CO2 lên TCT ở giai đoạn tiền trưởng

thành

3.2.7.1 Tăng trưởng của tôm TCT

Thí nghiệm ảnh hưởng của CO2 lên tôm TCT cho thấy tăng trưởng khối lượng tôm khác biệt sau 30 ngày nuôi, nghiệm thức 2,76 mgCO2/L (pH=8,1) có khối lượng cao nhất là 6,13±0,22 g và thấp nhất ở nghiệm thức 44,1 mgCO2/L (pH=6,8) có khối lượng 5,28±0,24 g. Thời điểm thu mẫu 45 và 60 ngày, nghiệm thức 2,76 mgCO2/L (pH=8,1) có khối lượng lớn hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 18,1 mgCO2/L (pH=7,2) và 44,1 mgCO2/L (pH=6,8) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức 7,23 mgCO2/L (pH=7,6). Như vậy, tăng trưởng khối lượng của tôm TCT giảm khi hàm lượng CO2 cao trong thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) TT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)