Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc mang của tôm TCT

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) TT (Trang 31 - 32)

dạ dày cao hơn ở ruột. Hoạt tính amylase tăng cao nhất nghiệm thức 33-34oC (tương ứng ở ruột và dạ dày là 12,8±0,09 U/min/mg protein và 16,22±0,51 U/min/mg protein), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 27-28oC có hoạt tính amylase thấp nhất, đạt giá trị tương ứng ở ruột và dạ dày là 7,45±0,24 U/min/mg protein và 10,8±0,60 U/min/mg protein. Nghiệm thức 30-31oC hoạt tính amylase ở ruột và dạ dày cao hơn nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ và nghiệm thức 27-28oC nhưng thấp hơn nghiệm thức 33-34oC (p<0,0,5). Như vậy, hoạt tính enzyme amylase ruột và dạ dày tôm tăng khi nhiệt độ tăng.

3.2.8.4 Tỉ lệ sống của tôm TCT

Kết quả sau 60 ngày nuôi tỉ lệ sống tôm TCT cao nhất ở nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (79,2±2,2%) và nghiệm thức 27-28oC (76,7±1,7%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất là nghiệm thức 36-37oC (2,50±1,4%). Như vậy, nhiệt độ cao làm giảm tỉ lệ sống của tôm TCT (Hình 3.12).

Hình 3.12: Tỉ lệ sống (%) của tôm TCT sau 60 ngày ở nhiệt độ khác nhau (Chữ

cái khác nhau trên cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05).

3.2.8.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên cấu trúc mang của tôm TCT TCT

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ lên cấu trúc mang tôm TCT cho thấy một số đặc điểm như lớp biểu bì, biểu mô, tế bào máu và khoảng trống dưới lớp biểu bì không có sự khác biệt ở nghiệm thức 27-28oC, 27-29oC và 30-31oC. Tuy nhiên, nghiệm thức 33-34oC có sự thay đổi một số đặc điểm như lớp biểu bì đầu sợi mang trở nên mỏng

ĐC 27-28 30-31 33-34 36-37T T ỉ lệ s ốn g (% ) 0 20 40 60 80 100 Nhiệt độ (o C) d a c b d CO2 (mg/L) 2,76 7,23 18,1 44,1 0 20 40 60 80 100 T ỉ lệ s ốn g (% ) c a b c a Không kiểm soát

30

hơn, khoảng trống dưới lớp biểu bì không còn so với các mức nhiệt độ thấp. Chứng tỏ rằng nhiệt độ cao 33-34oC ảnh hưởng đến sự thay đổi một số đặc điểm cấu trúc mang tôm TCT.

3.2.9 Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và CO2 lên TCT ở giai

đoạn tiền trưởng thành

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao kết hợp CO2 lên tôm TCT cho thấy, khối lượng tôm bố trí ban đầu là 1,10±0,34 g/con. Kết quả ngày thu mẫu thứ 15 và ngày thứ 30 khối lượng tôm không bị ảnh hưởng tương tác giữa nhiệt độ và CO2. Tuy nhiên, đến ngày thứ 45 và 60 khối lượng tôm bị ảnh hưởng tương tác giữa hai yếu tố này,

Hàm lượng glucose trong máu tôm, hoạt tính enzyme tiêu hóa trypsin, chymotrypsin, amylase ở ruột và amylase ở dạ dày, tỉ lệ sống tôm TCT không bị ảnh hưởng tương tác giữa giữa nhiệt độ và CO2

trong thí nghiệm.

Kết quả anh hưởng kết hợp của nhiệt độ và CO2 lên cấu trúc mang tôm TCT cho thấy lớp biểu bì đầu sợi mang ở nghiệm thức 33- 34oC kết hợp 7,23 mgCO2/L (pH=8,1) và 33-34oC kết hợp 18,2 mgCO2/L (pH=7,2) mỏng hơn và một số bị biến mất so với các nghiệm thức còn lại, và khoảng trống dưới lớp biểu bì bị thu hẹp ở nghiệm thức 33-34oC kết hợp 7,23 mgCO2/L (pH=7,6). Tế bào máu và biểu mô mang không có sự thay đổi đáng kể giữa các nghiệm thức. Như vậy, nhiệt độ cao và CO2 cao (33-34oC kết hợp 18,2 mgCO2/L (pH=7,2)) ảnh hưởng đến sự thay đổi một số đặc điểm cấu trúc mang tôm TCT, đặc biệt lớp biểu bì ở đầu sợi mang tôm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (penaeus monodon fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) TT (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)