Về chính sách
Nhà nước cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư một cách có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng triệt để, tiết kiệm tài nguyên nước trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản. Đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản.
Trước tiên, cần có cơ chế, chính sách về đầu tư khoa học và công nghệ, thăm dò và khai thác chế biến khoáng sản.
Thứ hai, đổi mới chính sách tài chính đối với các hoạt động điều tra, thăm do, khai thác, chuyển nhượng khoáng sản. Xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản, bảo đảm lợi ích của Nhà nước phù hợp với đặc điểm của từng loại khoáng sản. (nhằm xem cách khai thác tài nguyên đánh giá tác động nguy cơ có thể diễn ra).
Thứ ba, đảm bảo việc khai thác sử dụng tài nguyên nước cần bằng với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; nhằm tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản; nghiên cứu tái sử dụng lại nguồn nước (nếu có thể).
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp khai thác tối ưu giảm thất thoát hay lảng phí tài nguyên nước. Thúc đẩy hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường tài nguyên nước trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản.
Về đội ngũ thực thi
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Để làm điều đó, chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ có tài và có tâm. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước quốc gia và địa phương. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành. Nghiên cứu áp dụng mô hình thanh tra khu vực nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả của thanh tra chuyên ngành. Nghiêm khắc trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác sử dụng một cách lạm dụng và trái phép tài nguyên nước trong hoạt động khoáng sản.