Biện pháp phòng ngừa giảm thiể uô nhiễm môi trường do hoạt động phát triển công

Một phần của tài liệu ĐIỀU 49 KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN (Trang 28 - 33)

triển công nghiệp khai thác chế biên khoáng sản

Một là, phòng tránh các tác động xấu: cải thiện công tác đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đảm bảo có tính khoa học, tính tập trung, tính khả thi, tính công khai và có sự tham gia của các bên liên quan.

Hai là, ngăn ngừa, hạn chế phát sinh chất thải công nghiệp: hạn chế phát triển các nhóm ngành có nguy cơ cao gây ô nhiễm, suy thoái môi trường cao; từng bước xây dựng hạ tầng, môi trường pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế xanh (kinh tế ít cacbon); xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp thân thiện môi trường.

Ba là, bảo vệ sức khỏe và môi trường khỏi các tác động xấu do ô nhiễm công nghiệp: quy hoạch các KCN, CCN, các cơ sở công nghiệp xa các vùng nhạy cảm sinh thái và xã hội; xây dựng và triển khai “chương trình quản lý môi trường” đối với tất cả các dự án công nghiệp; triển khai công tác giám sát, quan trắc môi trường trong các giai đoạn xây dựng và vận hành các dự án công nghiệp nhằm phát hiện sớm mức độ ô nhiễm, vùng có thể bị ô nhiễm và lập kế hoạch bảo vệ các hệ sinh thái và sức khỏe nhân dân trong vùng; triển khai các biện pháp an toàn cho công nhân và nhân dân vùng có thể bị ảnh hưởng do ô nhiễm công nghiệp.

Bốn là, giảm thiểu các tác động xấu do ô nhiễm công nghiệp khi không thể tránh được: tăng cường phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp về các quy định pháp luật về BVMT, KSÔN, các QCVN; phát triển các công nghệ xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường công nghiệp: xử lý tại nguồn và xử lý vùng bị ô nhiễm; quy hoạch, xây

dựng và vận hành các trung tâm lưu trữ và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại tại mỗi tỉnh.

Năm là, sửa chữa, khắc phục các tổn thất về môi trường; khôi phục về trạng thái ban đầu các thành phần môi trường đã bị tác hại do ô nhiễm công nghiệp: thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp hoàn thổ (đối với các công ty khai thác khoáng sản); các biện pháp xử lý môi trường sau khi tháo dỡ, kết thúc dự án công nghiệp; triển khai nghiêm chỉnh các biện pháp cải tạo môi trường vùng bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp hoạt động; triển khai các nghiêm chỉnh các biện pháp khôi phục về trạng thái ban đầu các thành phần môi trường đã bị tác hại do ô nhiễm công nghiệp.

Sáu là, đền bù tổn thất về môi trường, sức khỏe công nhân, cộng đồng bị ảnh hưởng nếu các các tác động do ô nhiễm công nghiệp vẫn chưa được khắc phục

Bảy là, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho KSÔN công nghiệp: thu hút tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực với cơ chế khuyến khích hợp lý, nhằm ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bị ô nhiễm là giải pháp tài chính quan trọng.

Tám là, tăng cường hợp tác giũa các doanh nghiệp, các địa phương và hợp tác quốc tế về KSÔN công nghiệp: mở rộng hợp tác với các tỉnh trong từng lưu vực sông, từng vùng kinh tế trong giải quyết các vấn đề KSÔN; tăng cường hợp tác với các tổ chức, công ty quốc tế và các quốc gia có nền công nghiệp môi trường tiên tiến nhằm học tập kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực về tài chính và KHCN trong KSÔN, bảo vệ môi trường.

NHẬN XÉT

Nước là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người không phải là vô tận, chính vì thế tiết kiệm nước luôn rất cần thiết ngay cả ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước, dù nhỏ, nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này và tránh được những nguy hại lớn cho môi trường, ảnh hưởng về lâu dài đến cuộc sống của chính chúng ta.

Tài nguyên nước được khai thác và sử dụng cho sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản, việc sử dụng với lưu lượng lớn tốc độ bồi hoàn không theo kịp khả năng rất lớn gây ra thiếu hụt nước nghiêm trọng. Đặc biết tài nguyên nước ngầm càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn (vì thời gian thấm bồi tụ rất lâu). Vì vậy, chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ về sự quý giá của nguồn tài nguyên nước và cần chung tay quản lý sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên quý giá này. Các hành vi khai khác và sử dụng gây ô nhiễm tài nguyên nước phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời thích đáng theo quy định của pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Tiến Đạt, 2007. Sử dụng nước dưới đất ở trên Thế Giới và ở Việt Nam. Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.

[2]. Nguyễn Việt Kỳ và cộng sự, 2006. Khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới lòng đất. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[3]. QH13/2012, Luật Tài nguyên nước, số 17.

[4]. Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.

[5]. Bùi Công Quang, Vũ Minh Cát, 2002. Thủy văn nước dưới đất. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.

[6]. Quy định 605/CNNg-QLTN ngày 13/08/1992 của Bộ Công nghiệp nặng về việc

Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

[7]. Quyết định số 14/2007/QĐ – BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về trám lấp giếng không sử dụng.

[8]. Đinh Văn Tôn, 2013. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước trong hoạt động khai thác khoáng sản. Báo Khoa học và Công nghệ.

[9]. Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định

Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

[10]. Thông tư 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định việc

Đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, diều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

[11]. Bạch Thái Toàn, 2010. Nước dưới đất và những vấn đề cần quan tâm. Sở tài nguyên và môi trường Phú Thọ.

[12]. Trường Đại học Khoa học tự nhiên, 2008. Báo cáo Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất Miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị. Hà Nội.

[14]. Nguyễn Thị Phương Loan, 2005. Giáo trình tài nguyên nước. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[15]. Lê Quốc Tuấn, 2014. Giáo trình tài nguyên nước.

[16]. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012.

[17]. Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu ĐIỀU 49 KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w