Các hiện tượng bất thường và cách xử lý:

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng hệ xúc tác ag cho công nghệ chuyển hoá metanol thành formaldehyt (Trang 26 - 28)

1. Bạc thoát ra ở catốt bị cháy đen: Do các nguyên nhân + Nhiệt độ dung dịch điện phân quá thấp;

+ Mật độ dòng quá cao; + Không khí bị ô nhiễm nặng.

Khắc phục:

+ Tăng nhiệt độđạt mức yêu cầu; + Giảm bớt mật độ dòng điện; + Lọc không khí, thông gió tốt.

2. Bạc kết tủa chậm:

+ Nồng độ chất phản ứng thấp; + Nhiệt độđiện phân thấp.

Khắc phục:

+ Tăng nồng độ ion bạc;

3. Dung dịch điện phân bịđục và chuyển màu xanh: + Nồng độ Fe+2 trong dung dịch quá cao;

Khắc phục:

+ Thay thế dung dịch mới.

4. Mất điện, hoặc tấm cực bị nóng lên:

+ Lý do tiếp điện kém, cần thay dây hoặc sửa chữa tiếp xúc.

2.3.4 Hoàn nguyên xúc tác bạc mất hoạt tính

Xúc tác cũđã mất hoạt tính được ngâm rửa với dung dịch axít oxalic 5 % trong 72 giờđể loại bỏ các tạp chất của quá trình ôxy hóa. Đánh rửa tạp cơ học bằng bàn chải. Sau đó rửa, vắt nước, sấy khô rồi nung trong lò 1 giờở nhiệt độ > 400oC để vô cơ

hóa hoàn toàn các tạp chất hữu cơ và cacbon. Cuối cùng xúc tác được nạp vào túi anod

để tiến hành điện phân.

Điện phân sơ cấp ở mật độ dòng 7 A/dm2; nhiệt độ dung dịch điện phân 50 - 55oC. Bạc kết tủa trên catốt định kỳ lấy ra để làm nguyên liệu cho anod điện phân thứ

cấp. Quy trình điện phân xúc tác mất hoạt tính còn lại giống như quy trình điện phân bạc nêu ở trên. Nếu lượng tạp chất tương đối thấp thì chỉ cần áp dụng chếđộđiện phân thứ cấp cũng đảm bảo có được xúc tác chất lượng tốt.

2.3.5 Thu hồi bạc từ dung dịch điện phân

Bạc trong dung dịch điện phân cũ được thu hồi bằng cách sử dụng đồng hoặc kẽm khử trực tiếp dung dịch, có thể thu hồi được tới 95 % lượng bạc có trong dung dịch. Dùng lưới đồng hoặc kẽm tấm để khử, khi thực hiện phản ứng có kết hợp khuấy

để tăng tốc độ khử, bạc bị khử sẽ kết tủa thành dạng bùn. Bạc thu hồi từ dung dịch điện phân cần phải tinh luyện lại tới hàm lượng đạt trên 99,0 % mới được sử dụng làm nguyên liệu điện phân chế tạo xúc tác.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng hệ xúc tác ag cho công nghệ chuyển hoá metanol thành formaldehyt (Trang 26 - 28)