4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.2 Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Khi ly hôn vấn đề về tài sản luôn được các cặp vợ chồng quan tâm và thường xuyên xảy ra tranh chấp đặc biệt đối với quyền sử dụng đất vì đây là tài sản có giá trị lớn và có thể là nơi sinh sống, kinh doanh sản xuất của vợ chồng.
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, vì vậy việc phân chia không giống như các tài sản khác, do vậy luật đã quy định thành một điều riêng để quy định việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.
Nguyên tắc này được phân chia cụ thể theo Điều 62 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thì:
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc
về bên đó.
Nếu vợ hoặc chồng có căn cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mình thì khi ly hôn quyền sử dụng đất đó vẫn thuộc tài sản riêng của người đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Theo đó sẽ phân chia mỗi người có quyền sử dụng 50 % tài sản đó.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
Việc phân chia quyền sử dụng đất sẽ thực hiện theo hướng: Tách riêng phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung đó sau đó đó sẽ chia phần tài sản này cho vợ, chồng.
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
Nếu các bên thoả thuận được với nhau về sự phân chia thì Toà án chấp nhận sự thoả thuận này. Nếu như các bên không thoả thuận được với nhau thì Toà án áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng để giải quyết.
Nếu vợ, chồng có đóng góp công sức xây dựng nên tài sản hình thành trên đất thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia phần tài sản tương ứng với công sức đóng góp của hai bên.
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
Tuy nhiên, trong trường hợp vợ, chồng cho rằng quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng và không đồng ý chia thì hai bên sẽ xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung". Như vậy, nếu vợ, chồng không thể chứng minh thửa đất trên được mua bằng tài sản riêng của của mình thì về nguyên tắc thửa đất trên sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng và vợ, chồng đương nhiên được hưởng một phần giá trị trong khối tài sản chung đó.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
Với quy định cụ thể mang tính nguyên tắc như trên là nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết phân chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng( nếu có) khi ly hôn.
1.3.3 Vấn đề nhà ở và quyền lƣu cƣ của vợ hoặc chồng khi ly hôn
Quyền lưu cư là quyền được tiếp tục cư trú( ở lại) tại chỗ ở đang ở trong một thời hạn do luật định.
Đặc điểm của quyền lưu cư khi ly hôn là nhà ở phải là tài sản thuộc sở hữu của một bên vợ hoặc chồng và đã đưa vào sử dụng.
Theo quy định tại Điều 63 Luật HN&GĐ 2014 thì:
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Căn cứ vào quy định trên, nhà ở là tài sản riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung mà trong quá trình chung sống với nhau hai bên không có bất cứ thỏa thuận nào về việc tài sản này là tài sản chung thì sau khi ly hôn nhà ở đó đương nhiên vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng.
Trường hợp vợ, chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền ở lại nhưng thời gian lưu cư không quá 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. Đây là khoảng thời gian mà pháp luật cho rằng hợp lý để bên có khó khăn về chỗ ở có thể tìm được chỗ ở mới. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận khác và cùng đồng nhất ý chí với thỏa thuận đó thì pháp luật vẫn tôn trọng sự tự thỏa thuận của các bên như thời gian lưu cư dài hơn hoặc ngắn hơn 06 tháng.
Khi giải quyết vụ án ly hôn, thì Tòa án cũng phải đặt ra xem xét quyền lưu cư của vợ hoặc chồng, nếu bên vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở. Nếu họ có thỏa thuận về quyền lưu cư thì ghi nhận thỏa thuận đó vào bản án hoặc quyết định.
1.3.4 Chia tài sản chung của vợ chồng đƣa vào kinh doanh khi ly hôn
Điều luật không quy định cụ thể những hoạt động kinh doanh của vợ chồng mà chỉ quy định nguyên tắc chung về việc phân chia tài sản chung có liên quan đến hoạt động kinh doanh( Ví dụ: Nhà ở của vợ chồng dùng để cho thuê).
Theo Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Điều đó cho thấy, nếu cả hai vợ chồng đang kinh doanh thì có thể chia rõ phần của từng người trong khối tài sản và tiếp tục thực hiện việc kinh doanh.
Nếu một trong hai bên kinh doanh trực tiếp còn bên còn lại sẽ được hưởng giá trị tài sản tương ứng, quy định như vậy bảo đảm việc tiếp tục kinh doanh và phát huy việc kinh doanh đối với người trực tiếp kinh doanh, còn phần giá trị được chia cho người còn lại cũng bảo đảm được quyền hơp pháp của mình. Trong trường hợp khối tài sản chung có tài sản chuyên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một bên vợ hoặc chồng thì người sử dụng tài sản có quyền yêu cầu chia tài sản đó bằng hiện vật. Người nhận tài sản bằng hiện vật đó phải có trách nhiệm thanh toán phần giá trị cho người còn lại theo đúng giá trị mà họ được hưởng.
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆC CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN, THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT