4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố loại II thuộc Tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách TP. Nha Trang 105 km và cách TP. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2018, Ninh Thuận là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 58 về số dân, xếp thứ 57 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 45 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 10 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 611,8 nghìn dân, GRDP đạt 24.288 tỉ Đồng (tương ứng với 1,0549 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 39,7 triệu đồng (tương ứng với 1.724 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,25%.
Dân số trung bình năm 2019 khoảng 590.467 người. Mật độ dân số trung bình 175,8 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 75,6%, dân tộc Chăm chiếm 13%, dân tộc Răglây chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 khoảng 343,7 ngàn người, chiếm khoảng 58,2% dân số của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 58,2%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm 44%, công nghiệp xây dựng chiếm 21%, khu vực dịch vụ chiếm 35%.
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh.
2.1.2 Tình hình xét xử của việc thi hành pháp luật của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận và những thành tựu đạt đƣợc
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước quá trình hội nhập ngày càng diễn ra sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực trong đó có luật học. Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như Luật HN&GĐ nói riêng đã có những tiếp cận mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Các quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của vợ, chồng, tạo điều kiện cho việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thuận lợi hơn.
Theo thống kê giai đoạn 2018 – 2020, tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã thụ lý 4.902 vụ án, đã giải quyết 4.766 vụ án các loại, đạt tỷ lệ 97,2%. Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án đồng thời đẩy mạnh việc tranh tụng nên hầu hết các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn luật định, có căn cứ và đúng pháp luật. Trong đó số vụ việc HN&GĐ được thống kê với kết quả như sau:
Bảng 2.1. Công tác giải quyết các vụ việc HN&GĐ tại Ninh Thuận Năm 2018 2019 2020 Tổng số vụ việc đã thụ lý 1.586 1.604 1.712 Số vụ việc đã giải quyết 1.531 1.561 1.674 Tỷ lệ( %) 96,5% 97,3% 97,8%
Nguồn: Báo cáo kết quả công tác cuối năm từ năm 2018 đến năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Theo khảo sát thực tế các tòa án nhân dân tại tỉnh Ninh Thuận, thì các tranh chấp về hôn nhân và gia đình luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số án đã thụ lý. Trong quá trình giải quyết án hôn nhân gia đình, Thẩm phán luôn đề cao tinh thần hòa giải, tạo mọi điều kiện để các cặp vợ chồng về đoàn tụ gia đình. Khảo sát thực tế cho thấy, số lượng các vụ án chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chiếm tỷ lệ khoảng 13%, nhưng các vụ án đưa ra xét xử đều mang tính phức tạp cao, liên quan đến nhiều quyền lợi quan trọng của các đương sự trong vụ án, có vụ án đưa ra xét xử nhiều lần nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm, điển hình như:
Bảng 2.2. Báo cáo số liệu án HN&GĐ năm 2020 của TAND huyện Ninh Phƣớc, tỉnh Ninh Thuận
Số vụ án đã thụ lý Số vụ án đã giải quyết Số vụ án còn lại
Cũ Mới Tổng thụ lý Chuyển hồ sơ Đình chỉ Công nhận sự thỏa thuận Xét xử Tổng giải quyết Trong hạn Quá hạn Tạm đình chỉ 27 385 412 06 12 343 31 392 16 02 02
Nguồn: Báo cáo số liệu án HN&GĐ 2020 của TAND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Qua số liệu trên, ta có thể thấy số vụ án giải quyết được chiếm 95,1% trong đó tỷ lệ công nhận hòa giải và hòa giải thành chiếm tỷ lệ cao khoảng 83,2%. Số vụ án đưa ra xét xử chiếm 7,5% trên tổng số đơn đã thụ lý, trong đó tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2%.
Qua khảo sát số liệu về thụ lý, giải quyết, xét xử án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua thì hầu hết Tòa án phải qua hai lần giải quyết các vụ án đó, phải bằng hai quyết định hoặc là bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thì mới chấm dứt được cái vụ án hôn nhân và gia đình đó. Bởi vì khi mà đương sự nộp đơn xin ly hôn, một phần là do các bên đương sự tự nguyện hoặc là do ngại án phức tạp mà một số bộ phận cán bộ Tòa án chỉ hướng dẫn đương sự yêu cầu giải quyết mối quan hệ hôn nhân và con chung trước, còn phần tài sản không yêu cầu giải quyết hoặc là sẽ giải quyết sau. Đây cũng là một trong những lý do án hôn nhân và gia đình tăng nhanh về số lượng trong những năm gần đây. Về nguyên tắc của pháp luật Tố tụng dân sự, Tòa án phải tôn trong quyền tự định đoạt của các đương sư, đương sự yêu cầu đến đâu Tòa án giải quyết đến đó. Trong nhiều trường hợp bản án không giải quyết hết yêu cầu của đương sự do là người dân không am hiểu pháp luật, cán bộ Tòa án có giải thích, hướng dẫn nhưng không đến nơi đến chốn.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tồn tại những thiếu sót đó:
Thứ nhất, do số lượng vụ án hôn nhân và gia đình tăng nhanh qua các năm,
tính chất công việc phức tạp trong khi đó điều kiện biên chế Thẩm phán hay Thư ký Tòa án lại không tăng hay là tại nhiều đơn vị ngành Tòa án còn thiếu về số lượng cán bộ, Thẩm phán hoặc một số bộ phận còn yếu về trình độ năng lực. Điều này tạo áp lực trong tiến độ giải quyết các vụ án này, nhiều trường hợp yêu cầu phải giải quyết nhanh khiến cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đưa ra phán quyết vụ việc trong khi chứng cứ pháp lý còn chưa chắc chắn hoặc là thiếu tính thuyết phục.
Thứ hai, do thiếu sai sót trong chuyên môn. Trong một số trường hợp do là
một số văn bản quy phạm pháp luật chưa rõ ràng và chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn làm cho việc giải quyết gặp khó khăn và còn sai sót. Ví dụ, trường hợp đã có quy định của pháp luật và đã có một số văn bản hướng dẫn thi hành nhưng do một số Thẩm phán nghiên cứu chưa kỹ, cập nhật dẫn đến áp dụng sai luật khi giải quyết các vụ án.
Thứ ba, trong thực tiễn do vẫn còn một số quan niệm là án hôn nhân và gia
đình dễ là án dễ làm nên một số ít Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân ít đầu tư nghiên cứu hoặc là nghiên cứu không kỹ khi tham gia xét xử trong khi yêu cầu của xã hội thì yêu cầu thẩm Phán, Hội thẩm nhân dân là người năng lực tốt về nghiệp vụ, có kiến thức sâu rộng về hôn nhân và gia đình, có trách nhiệm cao với cuộc sống cộng đồng.
Thứ tư, vẫn còn tình trạng một số cán bộ Tòa án thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc và cả nhân dân, giải quyết yêu cầu của nhân dân theo kiểu tránh việc nặng, dễ thì làm. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến cho pháp luật tranh chấp bị tách ra và phải thụ lý, giải quyết nhiều lần, gây phiền hà cho đương sự.