4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.3 Nguyên nhân và hạn chế của việc thi hành pháp luật của việc chia tà
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, kinh tế của mỗi nhà, mỗi người được đảm bảo thì nền kinh tế của toàn xã hội mới có thể ổn định và phát triển bền vững. Tuy nhiên bởi những biến đổi văn hóa, đạo đức xã hội làm cho giá trị truyền thống trong mỗi gia đình đang dần bị phá vỡ, tình trạng ly thân, ly hôn đang có xu hướng tăng. Do pháp luật về HN&GĐ vẫn có nhiều điểm chưa cụ thể, rõ ràng, các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đầy đủ dẫn đến thực tiễn xét xử các vụ việc liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng vẫn còn nhiều vướng mất, bất cập, nhất là các vụ việc liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, nghĩa vụ và quyền hạn của vợ, chồng đối với tài sản chung. Sau đây em nêu một số vướng mất dưới góc độ nghiên cứu của bản thân:
Thứ nhất, về xác định yếu tố công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung khi ly hôn
Việc xác định các yếu tố khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như công sức đóng góp chưa có quy định cụ thể, rõ ràng nên thường gây khó khăn trong công tác xét xử của Tòa án. Qua hoạt động xét xử, có thể là do nguyên nhân khách quan hoặc là do yếu tố từ bản thân của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đã làm cho việc giải quyết liên quan đến tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gặp nhiều khó khăn.
Thực tiễn có nhiều vụ án HN&GĐ liên quan đến chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thường có kháng cáo kháng nghị kéo dài do việc cung cấp, thu thập chứng cứ chứng minh liên quan đến nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng, các nghĩa vụ chung không đầy đủ, rõ ràng.
Ví dụ như vụ án ly hôn giữa nguyên đơn chị Dương Thị Bích Trâm, sinh năm 1992 và bị đơn anh Hán Văn Tính, sinh năm 1989, có nội dung như sau: chị Trâm và anh Tính đăng ký kết hôn từ năm 2015, hai vợ chồng chung sống hạnh phúc với nhau và có một đứa con, được một thời gian thì xảy ra mâu thuẫn. Đến đầu năm 2018, chị Trâm gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, nuôi con chung và chia tài sản chung là một căn nhà thuộc quyền sử dụng riêng của chị
Trâm ( căn nhà do cha mẹ chị cho trước khi kết hôn và đứng tên của chị), nhưng chị Trâm vẫn đồng ý đó là tài sản chung của vợ chồng.
Tại Bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 35/HNGĐ – ST, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận công nhận sự thuận tình ly hôn, giao con chung cho chị Trâm nuôi dưỡng, về tài sản chung giao căn nhà cho chị Trâm và chị Trâm có nghĩa vụ trả lại ½ giá trị căn nhà cho anh Tính.
Tuy nhiên, tại Bản án phúc thẩm số 12/DS – PT, Tòa án không xem xét đến công sức tạo lập, nguồn gốc của tài sản, đã thay đổi người có quyền nuôi con và giao căn nhà trên cho anh Tính và anh Tính có nghĩa vụ trả ½ giá trị tài sản cho chị Trâm trong khi đó chị Trâm không có bất kỳ tài sản nào có giá trị khác.
Như vậy, có thể thấy rằng cùng một vụ án nhưng Tòa án hai cấp lại xem xét khác nhau: Tòa án cấp sơ thẩm thì xét đến yếu tố công sức tạo lập, còn Tòa án cấp phúc thẩm lại bác bỏ công sức đóng góp thay vào đó là dựa vào yếu tố nuôi con, gây thiệt hại quyền lợi cho các đương sự.
Thứ hai, về chia quyền sử dụng đất được cha mẹ tặng cho chung
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với các bên vợ chồng. Vì thế mà những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn luôn gay gắt.
Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp cha mẹ tặng cho QSDĐ cho vợ chồng con nhưng không tuân thủ theo các hình thức do pháp luật quy định. Chẳng hạn, tặng cho nhưng chỉ nói bằng miệng mà không có bất kỳ văn bản nào xác nhận, không có công chứng, chứng thực. Khi mà cuộc sống vợ chồng sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau thì ko có vấn đề gì, nhưng khi vợ chồng “ Cơm không lành, canh không ngọt” dẫn đến ly hôn thì cha mẹ lại phủ nhận việc tặng cho hoặc là nói chỉ cho riêng con gái hay con trai của họ hay là chỉ cho mượn để làm ăn, việc này gây thiệt hại hoặc không công bằng cho các bên và gây lúng túng cho cho Tòa án. Tại Điều 459 BLDS 2015 quy định về việc tặng cho bất động sản, theo đó: “ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động
sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật”. Theo quyết định của
pháp luật thì chỉ sau khi người được tặng cho đăng ký QSDĐ lúc đó mới được coi là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng. Mặc dù pháp luật quy định như vậy nhưng trong thực tế khi xét xử, Tòa án vẫn công nhận QSDĐ của vợ chồng người con nếu như cha mẹ thừa nhận việc tặng cho và vợ chồng người con đã sử dụng ổn định như xây nhà ở, trồng lúa,....
Ví dụ như vụ án ly hôn giữa anh Võ Anh Kỳ và chị Trượng Thị Thanh Vấn có nội dung như sau: Vào năm 2006, anh Kỳ và chị Vấn cưới nhau và có đến Ủy ban nhân dân xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận làm thủ tục đăng ký kết hôn, sau khi chung sống một thời gian thì phát sinh mâu thuẫn, hai vợ chồng ly thân từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 thì anh Kỳ gửi đơn khởi kiện ly hôn chị Vấn. Trong quá trình chung sống thì hai vợ chồng có xây một căn nhà cấp 4 trên đất của cha mẹ chị Trượng Văn Nhạc
và bà Lưu Thị Hoa có diện tích khoảng 100m2
xây dựng vào năm 2014 tại tọa lạc thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu, huyện Ninh phước, tỉnh Ninh Thuận. Về tài sản, anh Kỳ yêu cầu được sử dụng nhà và đất nêu trên và thanh toán ½ giá trị đất và tài sản trên đất cho anh Kỳ. Nhưng chị Vấn không đồng ý và cho rằng đấy là thửa đất của cha mẹ chị được bà nội Trương Thị Sảnh ( đã chết) để lại cho cha mẹ chị. Cha, mẹ chị chỉ cho vợ chồng ở nhờ để làm ăn chứ không cho. Quan niệm của chị là trả lại đất cho cha mẹ.
Tại Bản án sơ thẩm số 53/2016/HNGĐ – ST ngày 13/10/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận xác nhận căn nhà cấp 4 trên thửa đất số 139, tờ bản đồ số 14b tại tọa lạc thôn Trường Thọ, xã Phước hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là tài sản chung của anh Kỳ và chị Vấn có giá trị 318.365.685 đồng. Xác nhận QSDĐ 100m2
đất thửa số 139, tờ bản đồ số 14b tại tọa lạc thôn Trường Thọ, xã Phước hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận thuộc hộ gia đình ông Trượng Văn Nhạc. Buộc anh Kỳ và chị Vấn phải trả lại cho hộ gia đình ông Trượng Văn Nhạc quyền sử dụng 100m2 đất thửa đất số 139, tờ bản đồ số 14b tại tọa lạc thôn Trường Thọ, xã Phước hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Giao hộ gia đình ông Trượng Văn Nhạc ( bố đẻ của chị Vấn) được quyền sở hữu toàn bộ tài sản trên thửa đất này là căn nhà cấp 4 trên đất. Buộc ông Trượng Văn Nhạc thanh toán trả cho anh Kỳ và chị Vấn mỗi người là 159.182.842 đồng.
Vụ án này được kháng nghị nên sẽ được xét xử phúc thẩm theo quy định
Thứ ba, về các tranh chấp liên quan đến người thứ ba
Việc xác định nguồn gốc hình thành tài sản, đâu tài sản chung, tài sản riêng của một bên, xem xét các yếu tố liên quan đến tài sản của vợ chồng khi ly hôn là những vấn đề khá phức tạp đối với Tòa án. Bên cạnh đó, khi khối tài sản của vợ chồng liên quan đến người thứ ba thì vấn đề lại càng trở nên khó khăn hơn. Đối với những trường hợp này thì Tòa án phải thật sáng suốt để phân biệt đây có thực sự là khối tài sản chung của vợ chồng hay là chỉ thuộc quyền sở hữu của người thứ ba ( người thứ ba ở đây có thể là người Việt Nam
định cư ở nước ngoài hoặc cũng có thể là người Việt Nam nhưng không đủ điều kiện đứng tên sở hữu nhà, QSDĐ cho nên đã gửi tiền cho người thân mua và đứng tên hộ). Đây là trường hợp gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình xác định tài sản để phân chia. Đồng thời, nếu như chứng minh được tài sản đó do người thứ ba nhờ vợ, chồng đứng tên hộ, thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào để vừa đảm bảo đúng tinh thần pháp luật, vừa đảm bảo được quyền lợi cho bên thứ ba. Thực tế cho thấy, đường lối giải quyết của Tòa án trong nhiều trường hợp là không tương đồng.
Thứ tư, về định giá tài sản khi phân chia
Đây cũng được coi là một việc không đơn giản trong công tác áp dụng pháp luật và xét xử của hệ thống Tòa án nói chung và của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Việc xác định giá trị tranh chấp được xác định theo giá thị trường của tài sản khi phân chia và trên thực tế thì việc này cũng khá khó khăn. Đầu tiên, tài sản được định giá có thể không tương đồng với tài sản trên thị trường nên việc xác định giá trị của tài sản đang tranh chấp cần phân chia có thể không chính xác. Thứ hai, việc giao dịch bất động sản không phải ở đâu cũng thường xuyên xảy ra. Cho nên, không có căn cứ để Tòa án, Hội đồng định giá xác định được giá trị thị trường của tài sản cần phân chia.
Thứ năm, Về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng luôn là vấn đề phức tạp, quy định của pháp luật vẫn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng. Trong quá trình giải quyết Tòa án vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong thực tiễn xét xử, vấn đề xác định tài sản đang tranh chấp cần phân chia là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng là hết sức quan trọng. Việc xác định tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng một cách đúng đắn trước tiên sẽ giúp lựa chọn đúng nguyên tắc để áp dụng cho việc phân chia, mặt khác các tranh chấp sẽ được giải quyết triệt để và bảo vệ quyền lợi về tài sản cho cả vợ chồng.
Vấn đề được đặt ra ở đây và gây ra không ít khó khăn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có được trước khi kết hôn nên được hiểu như thế nào? Có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về vấn đề này bởi pháp luật liên quan vẫn chưa có quy định cụ thể để hướng dẫn, dẫn đến nhiều cách hiểu trái ngược nhau khi đưa vào thực tiễn xét xử.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản của vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung. Có nghĩa là, người nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì có nghĩa vụ phải chứng minh. Tuy nhiên trên thực tế, việc đánh giá chứng cứ để xác định tài sản riêng hay tài sản chung gặp nhiều khó khăn, chủ yếu theo nhận định chủ quan của thẩm phán.