Theo Nguyễn Lang, sđd, tr.790 – 791.

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC CỦA “HỘI AN NAM” TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TẠI TRUNG KỲ NCS.SC Thích Nữ Nhuận Bình* (Trang 26 - 34)

III. TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC GIỮA HỘI AN NAM VÀ CÁC HỘI KHÁC

23.Theo Nguyễn Lang, sđd, tr.790 – 791.

đó chính là điểm đặc biệt để hội An Nam ngày một lớn mạnh, ngày một phát triển và tồn tại.

Có một sự giao thoa, kết nối thâm tình giữa An Nam và Lưỡng Xuyên mà ít ai để ý đến. Chính là cả hai hội này đều cùng nắm tay nhau, ký vào bản hiệp ước đổi trao về người dạy và người học. Một điểm rất tình cờ nhưng đã làm nên kỳ tích cho Phật giáo ở ngày mai. Theo tác giả Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận, năm 1936, hội Lưỡng Xuyên gửi bốn học tăng xuất sắc ra An Nam học tập. Tiếp đó, năm 1939 lại gửi ra thêm sáu vị nữa. Cũng trong dịp học tăng Hiển Thụy tốt nghiệp tại Huế, sau khi trở vào phụ tá với thiền sư Khánh Anh giảng dạy tại Hội Lưỡng Xuyên, đã mời ngài Mật Thể và Như Ý từ Huế vào giảng dạy tại Lưỡng Xuyên.

Lịch sử đã ghi lại rằng, dưới sự đào tạo bài bản với hệ thống giáo dục Phật giáo quy mô của An Nam, những học tăng xuất sắc mà Lưỡng Xuyên gửi ra đa số đã thành nhân chi mỹ. Là những nhân tố có nhiều đóng góp to lớn cho Phật giáo ngày mai. Hẳn không ai không biết đến những vị thực học chân tu, nhiệt tâm hoằng dương chánh pháp như Thiện Hoa, Thiện Hòa, Trí Thủ,... Đây chính là những hoa trái ngọt lành, là những thâm tình chí cốt mà cả An Nam và Lưỡng Xuyên đã làm được.

1.2. An Nam – Bắc Kỳ

Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam có thể nói là cột mốc lịch sử đáng nhớ từ ngày Phật giáo du nhập vào đất Việt. Phát xuất chấn hưng từ miền Nam, và sau miền Nam là miền Bắc. Bởi năm 1927, HT. Khánh Hòa đã cử thiền sư Thiện Chiếu ra Bắc gặp gỡ các vị thiền sư để bàn về vấn đề chấn hưng. Mặc dù chuyến đi của sư Thiện Chiếu bất thành vì không tìm được tiếng nói chung, nhưng những tư tưởng về phong trào chấn hưng Phật giáo đã ra đến miền Bắc. Tuy nhiên, do nhân lực miền Bắc không được dồi dào, tầng lớp tăng sĩ trẻ, năng động không nhiều. Một điểm nữa là vì miền Bắc nặng tính Sơn Môn, kinh tế eo hẹp nên mãi đến tháng 11/1934, Bắc kỳ Phật giáo hội mới được ra đời.

Hội Phật giáo Bắc kỳ ra đời sau, nên kế thừa được những tư tưởng tinh hoa từ các đàn anh ở miền Nam và miền Trung. Một trong những điểm kế thừa rõ nhất là chương trình đào tạo Phật học dành cho Tăng Ni sinh. Mô típ về tổng thể chương trình giảng dạy, phân từng năm học, thời khóa biểu khá giống hội An Nam. Vì cũng phân chia cấp bậc tiểu học mấy năm, trung học mấy năm, đại học mấy năm, rồi cũng phân chia năm nào, cấp bậc nào dạy những kinh gì. Nói chung, về tổng quan là giống hội An Nam. Tuy nhiên, giữa những điểm tương đồng, cả hai hội vẫn còn nhiều khác biệt.

Hội An Nam do lần đầu cách tân giáo dục, nên phải trải qua hai lần thay đổi phương pháp mới đi vào ổn định. Như trên đã dẫn chứng, ban đầu hội An Nam chỉ phân thành hai cấp học, là Tiểu học và Đại học, mỗi cấp bậc học năm năm. Chương trình học rất nặng nề và rất dài dòng, hao tốn nhiều công sức và nguồn kinh tế tài chánh đầu tư. Do vậy, năm 1944, bác sĩ Tâm Minh mới vạch một đường hướng mới cho nền giáo dục Phật giáo tại An Nam. Cấp bậc học lúc này được phân chia thành ba cấp: Sơ đẳng hai năm, trung đẳng hai năm và cao đẳng hai năm. Chương trình học lúc này cũng được sắp xếp chặt chẽ hơn, logic hơn lần trước.

Rút tỉa kinh nghiệm từ hội An Nam, những nhà lãnh đạo hội Phật giáo Bắc kỳ đã lên chương trình Phật học cho mình cũng có ba cấp bậc, đó là: Tiểu học ba năm, Trung học ba năm và Đại học ba năm. Nhìn chung, về hai cấp học không có gì khác nhau lắm! Vì sơ đẳng của hội An Nam tương đương với tiểu học của hội Bắc kỳ. Cũng vậy, Trung đẳng tương đương với Trung học và Cao đẳng lại tương đương với Đại học. So với ngày nay thì Đại học và Cao đẳng rất khác nhau, nhưng nhìn vào thời khóa biểu của những bộ kinh giảng dạy lúc đó, có thể thấy chương trình học hai bên tương đương nhau.

Nói về các môn học của mỗi năm, chúng ta thấy hội An Nam đào tạo tăng tài nặng về tính Sơn Môn truyền thống, tuyển người làm Phật, chú trọng về giới thân huệ mạng của chư Tăng. Minh chứng cụ thể là từ cấp bậc Sơ đẳng đến Cao đẳng, chương trình đào tạo rải rác dạy đều các bộ luật, từ Sa di, Cảnh sách, kinh Phạm Võng,

Tứ phần Luật,... Hội Bắc kỳ cũng có nhưng không được chuyên nhất và đầy đủ như An Nam. Ngược lại chú trọng đến nền triết học Đông phương, Tây phương, học toán các Thư tịch Nho giáo. Bằng chứng là từ cuối năm thứ ba trở đi, học kỳ nào cũng học Kinh Thư, Kinh Lễ,

Triết Đông, Triết Tây. Chương trình học của Bắc kỳ còn một số điều chưa phù hợp như tác phẩm: Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu không được dạy ngay trong những năm đầu của bậc tiểu học, để cho Tăng Ni hành trì tu niệm, mà lại đưa vào chương trình Cao đẳng Bác học.

Nhìn chung, chương trình Phật học đào tạo tăng tài của hội Phật giáo Bắc kỳ tương đối ổn định. Nhưng vì miền Bắc quá nặng tính Sơn Môn, có thể nói nặng gấp nhiều lần so với miền Nam và miền Trung. Một điểm nữa vì miền Bắc các cụ rất đông nhưng tăng trẻ lại hiếm, thành phần cư sĩ lại nhiều, đã dẫn đến một tổ chức không được chặt chẽ, đồng bộ. Trong khi đó hệ thống đào tạo tăng tài của Trung kỳ lại rất chặt chẽ, hòa hợp. Cụ Lê Đình Thám quá nổi bật về đường lối, nội quy. Ông đem khả năng học hỏi của mình, tổ chức theo hệ thống Tây hóa, lần đầu áp dụng hình thức giáo dục phương Tây vào Phật học. Từ mô hình đào tạo đến cách thức quản lý nhân sự. Dựa vào đội ngũ Tăng Ni trí thức, lòng mộ đạo của tín đồ Phật tử tri thức nơi đây, và được sự ủng hộ nồng hậu của Sơn Môn. Lê Đình Thám đã núp dưới bóng chư tăng, nương vào thần lực của quý Ngài mà tổ chức Phật học, đào tạo tăng tài được xem là quy mô nhất, đạt được thành công lớn nhất trong ba hội. Cũng từ ngôi trường đào tạo Phật học của An Nam, mà chư vị Hòa thượng như: Trí Quang, Thiện Siêu, Trí Tịnh,... đứng ở vai trò lãnh đạo giáo hội đến bây giờ.

2. Cơ quan ngôn luận

Một trong những hoạt động tạo nên thành công cho phong trào chấn hưng Phật giáo, gây được tiếng vang lớn cho mỗi hội, thiết lập mối quan hệ tốt giữa các hội, đưa giáo lý đạo Phật đến gần với quần chúng nhân dân, thu hút sự quan tâm, chia sẻ của đông đảo giới tri thức,... có thể kể đến là cơ quan ngôn luận của mỗi hội. Nhờ sự ra

đời của các tạp chí mà Phật giáo đã để lại cho cuộc đời những giá trị lớn lao. Đưa đạo Phật đến gần với cuộc sống. Có rất nhiều tạp chí đã xuất hiện trong suốt thời gian phục hưng Phật giáo, nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu này, người viết chỉ so sánh tạp chí Viên Âm

của hội An Nam với một số tạp chí tiêu biểu tại Nam kỳ và Bắc kỳ thời chấn hưng Phật giáo.

2.1. Viên Âm và Pháp Âm, Từ Bi Âm, Duy Tâm

Miền Nam luôn là nơi tiên phong trong mọi hoạt động từ thành lập hội chấn hưng đến mở trường đào tạo tăng tài và kể cả việc xuất bản các tạp chí. Năm 1929, HT. Khánh Hòa cho xuất bản tạp chí Pháp Âm tại chùa Xoài Hột – Mỹ Tho, đây là tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ quốc ngữ tại Việt Nam. Sử liệu không nói nhiều về tờ báo này, chỉ biết là sư Thiện Chiếu chê quá “xưa” cũ. Năm 1932, HT. Khánh Hòa tiếp tục cho xuất bản tạp chí Từ Bi Âm. Tạp chí này so với tạp chí Viên Âm của An Nam thì không có gì nổi trội, không có nhiều đóng góp cho Phật giáo như An Nam, nhưng sự tồn tại mười năm đó, Từ Bi Âm cũng đã làm được công việc phổ thông hóa Phật học thành quốc ngữ. Đây dường như là sự đóng góp có một không hai của hội Nam kỳ.

Tạp chí Duy Tâm của hội Lưỡng Xuyên ra đời năm 1935 do Huệ Quang làm chủ bút, bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe làm quản lý, đặt tại chùa Long Phước. Nội dung các số báo của tạp chí này thường lên tiếng kêu gọi thành lập một Phật giáo tổng hội để thống nhất tổ chức Phật giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, Duy Tâm còn dịch được các bản kinh như Ưu Bà Tắc Giới và Quán Vô Lượng Thọ Phật. Tuy phát triển và lan rộng khắp nơi nhưng Trần Nguyên Chấn có sự mâu thuẫn với hội Lưỡng Xuyên, nên đã viết bài kích bác hội và tạp chí Duy Tâm trên báo Từ Bi Âm.

So với hội An Nam, cả Pháp Âm, Duy TâmTừ Bi Âm của hội Nam kỳ và Lưỡng Xuyên đều không tìm được tiếng nói chung, mặc dù đều xuất hiện tại miền Nam và cùng được ngài Khánh Hòa khai sáng. Cả ba tạp chí trên đều rất cố gắng để cho ra đời những thành phẩm có giá trị như dịch kinh, đưa nguồn văn hóa quốc ngữ đến

với cộng đồng xã hội, nhưng chưa thật sự tạo được tiếng vang như tạp chí Viên Âm của hội An Nam. Còn nhớ khi hai tác giả Nguyễn Xuân Thanh và Tâm Minh Lê Đình Thám xuất bản loạt bài chỉnh đốn giáo lý, giới luật,... đãthu hút sự quan tâm cả trong và ngoài Phật giáo, đặc biệt là giới tri thức. Như thế, có thể nhận thấy, sự có mặt của tờ báo Viên Âm, chính là niềm tự hào lớn của Phật giáo cả ngày ấy và bây giờ.

2.2. Viên Âm và Tiến Hóa

Tạp chí Tiến hóa của hội Kiêm Tế ra đời vào năm 1938, chủ nhiệm là Đỗ Kiết Triệu, chủ bút là Phan Thanh Hà. Để tên là vậy nhưng hầu như tất cả bài viết đều do sư Thiện Chiếu làm và chỉ để bút hiệu, vì Thiện Chiếu không nắm giữ một chức vụ nào trên mặt giấy tờ. Sư Thiện Chiếu là người thông cả Đông học lẫn Tây học. Do vậy, công tác từ thiện xã hội và hoằng pháp rất được sư quan tâm. Bằng chứng là khi tạp chí Tiến Hóa số ra mắt đầu tiên đã cho đăng hình cô nhi viện tại chùa Tam Bảo – Rạch Giá. Tiến Hóa số một, đăng hình hội Kiêm Tế tặng quà cho nạn nhân bão lụt tại Rạch Giá.

Hai chữ Tiến Hóa, như cái tên kiêu kỳ nhằm nói lên lập trường tiến bộ, không chỉ nặng về học Phật mà còn phải kinh bang tế thế. Hơn thế nữa, Tiến Hóa còn tuyên bố rằng; tờ tạp chí này không những sẽ “tuyên truyền” cho Phật học mà còn “tuyên truyền” cho bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm chúng sanh khỏi khổ được vui. Theo Tiến Hóa, những học thuyết nào có tính cách từ bi bác ái thì đều được Tiến Hóa công nhận là “Phật pháp” cả. Bên cạnh đó, từ số báo thứ 4, ông khen ngợi và trình bày tư tưởng duy vật biện chứng của K.Marx từ số 6 trở đi ông mạnh dạn phê bình tư tưởng duy tâm luận của hội Lưỡng Xuyên, tờ Pháp Âm24.

Theo tác giả Nguyễn Lang, Tiến Hóa chủ trương những tư tưởng sau đây:

- Người Phật tử mới phải có sự giác ngộ mới, giác ngộ những 24. Nguyễn Lang, sđd, tr.797.

điều khoa học khám phá ra. Biết khoa học để biết rằng cõi cực lạc ở phương Tây cũng không có thật sự, và thiên đường địa ngục cũng không có, có chăng tất cả vạn pháp là do tâm khởi và phụ thuộc vào hành động tạo tác của ta.

- Học kinh tế để biết rằng; giàu nghèo do mạng là sai, đau khổ của con người do chế độ chính trị đè nén, do khủng hoảng kinh tế chứ không phải do một vị thần linh nào ban phước hay giáng họa.

- Phật Thích Ca là vị Phật sáng suốt hoàn toàn, nhưng chỉ trong thời đại của Ngài mà thôi. Bây giờ nhân loại đang phát triển rộng lớn, thế thì những cái biết ngày nay mới gọi là Phật. Chữ Phật bây giờ được hiểu là tổng thể những hiểu biết của các ngành khoa học, chứ không thể hiểu theo kiểu một cá nhân giác ngộ. “Chúng sanh chưa thành Phật, ta chưa giác ngộ”, câu nói này chưa hoàn toàn sáng suốt.

- Đường lối cải tạo tâm là không có hiệu quả, ông chủ trương phải cải tạo cảnh, cải tạo môi trường. Phải tổ chức trường học, cung cấp cơ sở vật chất, người nghèo phải cho họ vật chất, số khác phải nắm giữ guồng máy kinh tế.

So với Viên Âm của An Nam, Tiến Hóa chủ trương đi xây dựng cái mới. Phải làm kinh tế thật giỏi, phải tăng nguồn lực kinh tế để nhân dân bớt khổ, từ đó dân chúng sẽ theo đạo. An Nam không có được tính ưu việt này, nhưng An Nam – Viên Âm hết lòng làm tất cả để củng cố đạo Phật, củng cố giới hạnh cho tăng già, để hàng Phật tử hiểu đạo, tìm nguồn an lạc cho tự thân. Bên cạnh đó, Tiến Hóa giống An Nam ở chỗ đầu tư giáo dục lớn, tăng nguồn trí tuệ cho Tăng Ni, đào tạo tăng tài. Mặt khác, Tiến Hóa không được lòng người như An Nam, không thu phục nhân tâm bằng Viên Âm của An Nam ở chỗ: Tiến Hóa muốn cải tạo xã hội phải cải tạo cảnh, nhưng Tiến Hóa đã nhầm lẫn khi không đặt những hành động thiết thực đó trên nền tảng của sự giải thoát “tâm linh”, mà chủ trương đường lối giải thoát bằng “kinh tế”. Chính nơi đây, Tiến Hóa bị nhiều luồng dư luận phản đối, ngay cả báo Duy Tâm cũng lên tiếng phản đối kịch liệt. Trong khi đó, Viên Âm của hội An Nam mỗi ngày một phát triển rộng lớn, bắt tay hợp tác với cả hội Lưỡng Xuy-

ên và những học giả tri thức đương thời, mỗi ngày một phát triển rầm rộ và đã tồn tại lâu dài.

Một điểm nữa, Tiến Hóa lên tiếng phản đối ngay tư tưởng của chính tông môn của mình. Kích bác kinh Địa Tạng, không chấp nhận có địa ngục, trong khi đó, tạp chí Pháp Âm dịch bộ kinh này ra, ấn hành rộng rãi để người dân sợ nhân quả mà lo tu. Táo bạo hơn, Tiến Hóa còn bác bỏ tăng sĩ đầu tròn áo vuông, vì cho rằng sẽ cản trở việc làm thế sự. Học theo phái tân tăng Nhật Bản mặc âu phục, cưới vợ làm phật sự. Tư tưởng này chỉ có một số ít người ủng hộ, đa phần những bậc tu hành chơn chánh đều phản đối, đặc biệt các hội Phật học cũng phản đối kịch liệt. Tôn chỉ này đi ngược lại hoàn toàn với hội An Nam và tạp chí Viên Âm. Trong khi An Nam và Viên Âm làm tất cả để có được đội ngũ tăng già thanh tịnh. Thành lập ban giám luật để thanh lọc giới thể cho chư tăng. Những tư tưởng hay bộ kinh nào xuất phát từ Phật giáo, Viên Âm của An Nam đều trân trọng, không bài xích, không kích bác. Viên Âm chỉ lên tiếng khi và chỉ khi có một tư tưởng nào đó muốn xuyên tạc đạo Phật, có ác tâm muốn làm giảm giá trị giáo lý đạo Phật. Nguyễn Xuân Thanh và Tâm Minh Lê Đình Thám chỉ viết bài để chấn chỉnh những ai đã hiểu sai về giáo lý đạo Phật, hướng họ đến nguồn tư duy đúng đắn của Phật giáo, phù hợp với khoa học hiện đại. Việc làm này của Viên Âm - An Nam được rất nhiều giới ủng hộ, không chỉ nội bộ Phật giáo mà những tờ báo bên ngoài, đặc biệt đã thu hút nhiều tầng lớp trí thức quan tâm, tìm hiểu về Phật giáo. Điều này đã

Một phần của tài liệu TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC CỦA “HỘI AN NAM” TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TẠI TRUNG KỲ NCS.SC Thích Nữ Nhuận Bình* (Trang 26 - 34)