Qua những gì đã phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rằng: “Hội An Nam Phật học không những đã có được sự yểm trợ của hầu hết các phần tử trong sơn môn mà còn có được sự cộng tác tích cực của những vị tăng sĩ trẻ tuổi và có học của sơn môn đào tạo nữa. Sự cộng tác này phần lớn nằm trong phạm vi hoằng pháp: giảng diễn cho tín đồ, giáo huấn học tăng, trước thuật bài vở và kinh sách. Tuy nhiên nhìn hội An Nam Phật học với những thành quả mà nó thu lượm được chỉ là mới nhìn thấy một bông hoa nở trên một nhành cây mà chưa thấy tự thân cái cây ấy. Tuy nói rằng Phật giáo suy yếu, cần phải phục hưng, nhưng nếu căn bản và tiềm lực không có thì sự phục hưng ấy sẽ trở nên rất khó khăn. Sở dĩ ta có được một Mật Khế hay một Lê Đình Thám là nhờ ta
26. http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11370-Huong-den-cai-cach-giao-duc-Phat-hoc-tai-Viet-Nam.html, download ngày 21/8/2012. duc-Phat-hoc-tai-Viet-Nam.html, download ngày 21/8/2012.
đã có được một Giác Tiên chẳng hạn thì ta thấy được Tâm Minh, bổn sư của ông. Tuệ Pháp, giáo thọ của ông, Viên Thành, bạn thân của ông, Giác Nhiên, sư đệ của ông và Phước Hậu, Đắc Ân, Tịnh Hạnh v.v... tức là những người đã chấp nhận làm chứng minh đạo sư cho hội An Nam Phật học do ông sáng lập. Nhìn lại cuộc đời những vị đó thì ta có thể có một ý niệm về những tiềm lực của đạo Phật đã đưa tới sự chấn hưng của Phật giáo Trung kỳ”27.
Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ nếu như Phật giáo Việt Nam không phải đã ăn sâu từng gốc rễ ngọn ngành trong lòng người Việt, không phải đã nằm sẵn trong khối óc và con tim người Việt, không phải đã có sẵn một đội ngũ mến đạo nhiệt thành, thì làm gì mà Phật giáo có thể nhanh chóng phục hồi vị thế của mình như vậy.
Nhưng, nói đi thì phải nói lại, sở dĩ Phật giáo phải trải qua giai đoạn suy vi đến kiệt quệ như thế một phần lỗi lớn cũng do Tăng Ni suy đồi về đạo đức, không chuyên tâm lo việc tu hành, suốt ngày chỉ lo rong ruổi tìm lợi, kiếm danh. Dần dà đánh mất niềm tin của tín đồ Phật tử. Không phải chỉ có thời đại chấn hưng, mà bất kỳ một thời đại nào cũng vậy. “Phật pháp xương minh do tăng già hoằng hóa, thiền môn hưng thịnh do tứ chúng đồng tu”. Nếu không đáp ứng đủ những điều kiện này, Phật giáo chắc chắn sẽ bị băng hoại bởi chính những đứa con trai, con gái của Bụt.
Nhận ra được nguyên nhân chính dẫn đến suy vi đạo Phật, hội Phật học An Nam ngay sau khi thành lập đã đẩy mạnh mô hình giáo dục, đào tạo tăng tài, chỉnh đốn giới hạnh cho Tăng Ni. Phân ranh rõ ràng giữa tăng và tục, giữa người hảo tâm xuất thế và những người chuyên về ứng phó đạo tràng để nuôi thân. Đây là việc làm khá táo bạo, đã gây không ít tranh cãi, nhưng ít ra nó mang lại lợi ích cho chư tăng, cho những bậc sa môn thực sự đã bước ra khỏi nhà thế tục. Ngay như “cụ Lê Đình Thám, nhà lãnh tụ về Phật giáo ở Trung kỳ. Cụ cố lập trường học để đào tạo tăng tài, truyền bá Phật pháp
27. http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-phm/86-vn-pht-giao-s-lun-iii/447-vnpgsl-iii-chng-28-hi-an-nam-pht-hc-trung-k?start=6. download ngày 25/8/2012. iii/447-vnpgsl-iii-chng-28-hi-an-nam-pht-hc-trung-k?start=6. download ngày 25/8/2012.
làm sao, phù hợp với trào lưu tiến bộ”28.
Từ khi thành lập trường, mở những lớp học đầu tiên, rồi thay đổi phong cách đào tạo giáo dục, thành lập cơ quan ngôn luận Viên Âm, thành lập hệ thống gia đình Phật tử, đã đưa tiếng nói Phật pháp phổ rộng đến quần chúng. Việc làm ấy đã trải qua không ít chông gai thử thách, nhưng nhờ vậy mà “cơ sở Phật giáo đã lan đến hạ tầng thôn xóm, giáo lý nhà Phật không còn quanh quẩn trong các tu viện mà đã quảng bá sâu rộng vào tầng lớp dân chúng: Phạm vi giáo dục Phật giáo không còn đóng khung ở bậc lão thành mà đã đi sâu vào thanh thiếu nhi Phật tử,...29”.
Từ những bước chuyển mình tích cực đó, đã mang lại nguồn nhựa sống cho Phật giáo Việt Nam. Trường học An Nam không chỉ đào tạo các bậc anh tài lưu danh sử sách cho Phật giáo thời cận đại mà còn cho cả thời hiện đại bằng những tên gọi đi theo dòng năm tháng của lịch sử Phật giáo Việt Nam như: Mật Thể, Mật Khế, Mật Hiển, Thiện Trí, Thiện Hoa, Thiện Hòa, Trí Thủ, Trí Quang, Trí Tịnh, Thiện Siêu,... Để có được thành quả này, phần lớn là nhờ vào sự hòa hợp của chư tăng, sự đồng lòng, đồng sức của những nhân tố đương thời. Điều quan trọng hơn nữa để làm nên trang sử vẻ vang cho An Nam, là giữa chư Tăng và cư sĩ đã có được tiếng nói chung. Tất cả đều quyết tâm phục hưng phong trào Phật giáo. Đây chính là thế mạnh, là ưu điểm quyết định đưa đến thành công rực rỡ cho hội An Nam. Trong khi đó, hội Nam Kỳ, Lưỡng Xuyên, Kiêm Tế hay Bắc Kỳ đều không được như thế, có hội còn mâu thuẫn giữa chư Tăng và cư sĩ, sớm dẫn đến tan rã như các hội được thành lập đầu tiên tại miền Nam.
Có thể nói rằng, việc chấn hưng Phật giáo không phải để cố gắng vực dậy những gì đã ngã xuống, không phải lắp ghép lại những gì đã tan rã, mà chính là cải cách lại đường lối hoằng pháp lợi sanh. 28. Vân Thanh, Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, qua các thời đại và phát nguồn của các giáo
phái Phật giáo, tập 1, PL.2518, tr. 218.
29. Sa môn Thích Thiện Hoa, 50 năm (1920 – 1970), Chấn hưng Phật giáo Việt Nam hay là “Ghi ơn tiền bối”, 1970, tr. 8. là “Ghi ơn tiền bối”, 1970, tr. 8.
Phật giáo Việt Nam như một phần máu thịt, là cốt tủy sống còn của người dân Việt, làm sao có thể dễ dàng mất đi trong cơn thịnh suy của thời cuộc. Mà hiểu đúng về việc phục hưng ở đây là làm mới, là cách tân, là cải biên để tạo sự mới mẻ, đa dạng, phong phú, thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, là cơ hội để nhìn lại chính mình, tự điều chỉnh lấy mình để ngày một tốt hơn. Có câu nói: “Phật giáo không thể ngồi yên khi thế giới ngoài kia đang ngày đêm biến đổi” là vậy.
KẾT LUẬN
Trong buổi tiếp xúc với Đại biểu Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam ngày 8.11.1981, tại phủ Chủ tịch, ngài Phạm Văn Đồng (khi đó là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đã nói: “Trong quá khứ, Phật giáo Việt Nam đã gắn chặt với dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo, từ bản chất bản sắc, từ trong thực tiễn hoạt động của mình biểu hiện truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với tổ quốc”30. Lịch sử đã xác nhận như thế, những người lãnh đạo quốc gia Việt Nam đã xác định như thế. Hẳn, việc chấn hưng Phật giáo Việt Nam là lẽ đương nhiên, là điều kiện tất yếu phải thực hiện. Điều đáng nói ở đây, mô hình chấn hưng về quan điểm Phật học và thành lập các cơ sở đào tạo tăng tài được xem như là tiêu điểm, là bước đi quan trọng cần phải có trong việc chấn hưng Phật giáo.
Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học là đơn vị tiên phong, giương ngọn cờ đầu cho công cuộc chấn hưng, nhưng về mặt giáo dục Phật học lại gặp khá nhiều lận đận. Hội Phật học Bắc kỳ thì ra đời muộn hơn, hệ thống đào tạo tăng tài cũng lấy mô hình từ miền Trung. Do đó, chỉ có Trung kỳ là nơi thật sự thành lập được cái nôi giáo dục Phật giáo theo một mô thức mới, hiện đại và phù hợp.
Hội An Nam Phật học làm tất cả để có được đội ngũ chư tăng 30. Nhiều tác giả, Hội thảo khoa học 300 Phật giáo Gia Định – Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, trích bài viết, Từ Phong trào chấn hưng Phật giáo – Một số suy nghĩ về Phật giáo Việt
Nam với tiến trình thống nhất dân tộc, của HT. Thích Thanh Tứ, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh,
thanh tịnh, làm tất cả để có được tầng lớp kế thừa cho Phật giáo thời chấn hưng và sau này. Đó là một hình thức giáo dục đào tạo tăng tài, thành lập cơ quan ngôn luận với những tư tưởng Phật học thuần khiết, đưa bạn đọc trở về lối suy nghĩ đúng đắn của người con Phật thuần chủng. Hội An Nam còn thành lập một mô hình hoạt động mới cho giới trẻ mà từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây chưa hề có mô hình này. Đó là thành lập hệ thống gia đình Phật tử. Hoạt động này đã thu hút nhiều giới tham gia, từ học sinh, sinh viên, tiểu học,... Phật giáo đã thật sự hội nhập với cuộc đời cũng từ những mô típ hiện đại này của An Nam.
Ngày nay, khi Phật giáo đã thật sự bước vào thế kỷ XXI, đã thật sự phát triển và hội nhập. Tất cả những điều đó cũng dựa trên nền cũ từ những bậc đi trước. Đây chính là công lao to lớn mà chư vị Tăng Ni và cư sĩ tiền bối có lòng nhiệt huyết với đạo đã dày công gầy dựng. Ngày nay, Phật giáo đã không còn phân ranh giữa ba miền Nam, Trung, Bắc, tất cả thống nhất về một mối tổng hòa Phật giáo Việt Nam. Việc còn lại của hàng Tăng Ni trẻ là phải biết làm gì để có được hành động đúng, làm xương minh Phật pháp. Phải biết sáng tạo, tìm hướng đi mới, đột phá hơn nữa trong việc hoằng pháp lợi sanh. Dĩ nhiên, phải giữ được linh hồn và bản chất của đạo Phật “hòa nhập nhưng không hòa tan”, “phải ý thức trách nhiệm hay bổn phận của mình, hăng hái tiếp nối và duy trì sự nghiệp của các bậc tiền bối”31.
“Con xin nguyện làm viên gạch nhỏ Đắp xây nền đạo pháp thế gian Cố phát huy truyền thống đạo vàng Tô điểm trần gian này thêm đẹp”.
***
31. Sa môn Thích Thiện Hoa, 50 năm (1920 – 1970), Chấn hưng Phật giáo Việt Nam hay là “Ghi ơn tiền bối”, 1970, tr. 10. là “Ghi ơn tiền bối”, 1970, tr. 10.
Thư mục tham khảo
Nguyễn Đại Đồng – TS. Nguyễn Thị Minh (Sưu tầm và biên soạn),
Phong trào chấn hưng Phật giáo, NXB. Tôn giáo, TP.HCM, 2010. Nguyễn Đại Đồng, PhD. Nguyễn Thị Minh (Sưu tầm và biên soạn),
Phong trào chấn hưng Phật giáo (tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927 – 1938), NXB. Tôn giáo, 2007.
Nhiều tác giả, Hội thảo khoa học 300 Phật giáo Gia Định – Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, trích bài viết, Từ Phong trào chấn hưng Phật giáo – Một số suy nghĩ về Phật giáo Việt Nam với tiến trình thống nhất dân tộc, của HT. Thích Thanh Tứ, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
Sa môn Thích Thiện Hoa, 50 năm (1920 – 1970), Chấn hưng Phật giáo Việt Nam hay là “Ghi ơn tiền bối”, 1970.
TS. TT. Thích Phước Đạt, Tài liệu giảng dạy Tổng quan về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, 2012.
Tuệ Giác, Việt Nam Phật giáo tranh đấu sử, NXB. Hoa Nghiêm, 1964. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB. Văn học,
tập 3, Hà Nội.
Vân Thanh, Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam,qua các thời đại và phát nguồn của các giáo phái Phật giáo, tập 1, PL.2518.
Nguyễn Tài Thư (chủ biên) và tác giả khác (1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11370-Huong- den-cai-cach-giao-duc-Phat-hoc-tai-Viet-Nam.html, download ngày 21/8/2012.
http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-phm/86- vn-pht-giao-s-lun-iii/447-vnpgsl-iii-chng-28-hi-an-nam-pht- hc-trung-k?start=6, download ngày 25/8/2012.