III. TƯ TƯỞNG PHẬT HỌC GIỮA HỘI AN NAM VÀ CÁC HỘI KHÁC
25. Nguyễn Lang, sđd, tr.876.
cũng phục vụ cho con người và Phật pháp nơi ấy. Đuốc Tuệ cũng vậy, cũng dựa vào cái vốn có của mình để phát triển hùng cứ một phương. Nhưng, dù là Viên Âm, Đuốc Tuệ, Tiến Hóa, Từ Bi Âm, Pháp Âm hay gì gì đi nữa, thì mục đích chung của các tạp chí ra đời nhằm phục vụ tốt hơn cho phong trào chấn hưng Phật giáo. Chính sự đa sắc màu, nhiều chủ trương của các tạp chí, đã tạo được tiếng vang cho phong trào chấn hưng, đã đưa Phật pháp đến gần với cuộc sống, đã hướng đạo Phật đi đúng với quỹ đạo của mình. Đây chính là thế mạnh, là bước ngoặt để Phật giáo tồn tại và phát triển đến ngày nay và mãi mãi về sau.
3. So sánh chương trình Phật học thời chấn hưng Phật giáo và ngày nay
Hệ thống trường lớp thời chấn hưng đã tạo được bước tiến mới, cách tân toàn bộ hệ thống giáo dục Phật giáo trước đó. Có thể nói, trước khi trường An Nam Phật học được thành lập, mô hình đào tạo tăng tài của Phật giáo Việt Nam chỉ thu nhỏ và được dạy theo kiểu gia giáo, chưa có hệ thống trường lớp quy mô. Sau khi phong trào chấn hưng phát triển rầm rộ ở miền Nam, chư tôn đức cùng các vị cư sĩ hữu tâm tại miền Trung bắt đầu cho cuộc chấn hưng của mình, mà tiêu biểu là chương trình đào tạo tăng tài, tìm người nối thạnh giống Phật.
Lần đầu tiên trong phong trào chấn hưng Phật giáo, một mô hình giáo dục Phật giáo cải tiến được thành lập. Yếu tố này chính nhờ vào vị cư sĩ lỗi lạc Tâm Minh, người được mệnh danh là linh hồn của hội An Nam Phật học. Nhờ sự uyên bác từ Nho học, Đông học, Tây học và kiến thức Phật pháp rộng sâu, ông đã vạch ra chương trình giáo dục đào tạo Phật học theo kiểu Tây hóa và áp dụng ngay cho hội An Nam. Hệ thống đào tạo Phật học từ đây được chia theo từng kỳ, từng năm, từ Sơ cấp, Trung cấp đến Cao đẳng. Ở mỗi học kỳ được phân ra nhiều môn học phù hợp với trình độ, cấp bậc. Các sách vở được ấn bản cũng phân chia theo từng chương, từng mục như bộ sách “Phật Học Phổ Thông” của HT. Thích Thiện Hoa là một minh chứng. Tiếp nối bước chân của An Nam, hội Phật học Bắc kỳ cũng đã làm nên kỳ tích trong hệ thống giáo dục đào tạo tăng tài với
các cấp bậc đào tạo từ Tiểu học, Trung học và Đại học. Nhờ vào yếu tố này, Phật giáo Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ kế thừa và phát triển dài lâu.
Trải qua gần 80 năm tồn tại và phát triển kể từ ngày chấn hưng, hệ thống giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài ngày nay đã có nhiều thay đổi. Cũng dựa vào nền tảng gốc từ thời chấn hưng, nhưng hệ thống trường lớp bây giờ quy mô và nổi bật hơn thời chấn hưng. Hệ thống giáo dục đào tạo vĩ đại, có nhiều bước đột phá. Chẳng hạn, ngày nay Phật giáo đã thành lập được 4 học viện Phật giáo, đào tạo cấp bậc cử nhân Phật học ở 4 địa điểm như: Hà Nội, Huế, Nam tông Khmer tại Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đứng đầu về ngành đào tạo giáo dục Phật học theo hệ thống tín chỉ hiện đại. Điều đặc biệt và vinh dự nhất của Phật giáo, lần đầu tiên vào năm 2011, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minhđã mở hệ thống đào tạo cấp bậc Thạc sĩ Phật học. Bên cạnh đó, thời chấn hưng, hệ thống đào tạo tăng tài chỉ phát triển rầm rộ ở ba vùng Nam, Trung và Bắc. Thế nhưng, ngày nay mô hình này đã được nhân rộng, toàn nước Việt Nam có 9 lớp cao đẳng, 32 trường trung cấp Phật học và nhiều lớp sơ cấp, tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minhvà miền Tây Nam bộ.
Tựu trung, cơ chế giáo dục đào tạo tăng tài ngày nay được phổ cập từ sơ cấp đến Thạc sĩ. Hệ thống đào tạo cấp bậc mầm non chỉ được tổ chức vài điểm lẻ tẻ như trường mầm non “Họa Mi 1” tại chùa Giác Tâm, quậnn Phú Nhuận, trường mầm non tại tu viện Dưỡng Chân Tuệ Uyển, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai,... và một số điểm khác, tuy có tổ chức nhưng chưa đồng bộ. So với thời chấn hưng, hệ thống đào tạo này không phát triển là mấy. Bên cạnh đó, ngày nay chư tôn đức lãnh đạo giáo hội đang cố gắng để đưa tầm giáo dục Phật giáo tiến đến đào tạo cấp bậc Tiến sĩ Phật học, mặc dù đang còn nằm trong dự định, nhưng hy vọng, những đóa hoa tinh anh của vườn thiền hiện đại sẽ thực hiện tốt phần này.
ngày nay so với thời chấn hưng, các trường Phật học ngoài việc tập trung giảng dạy các môn học căn bản về giáo lý, còn chú trọng đến cổ ngữ, ngoại ngữ cho Tăng Ni sinh viên. Ví dụ: ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minhnhiều năm trở lại đây đã mở rất nhiều ngoại ngữ cho sinh viên chọn như: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật, Pàli, Sankrit, Hán cổ,... Song song đó, sinh viên phải thành thạo vi tính để tiếp cận nền học thuật hiện đại từ online. Đơn cử, mỗi Tăng Ni sinh muốn tốt nghiệp cử nhân Phật học phải nộp đủ văn bằng A tiếng Anh và văn bằng A vi tính, đây là điều bắt buộc.
Trên tinh thần đó, thời chấn hưng, ban giám hiệu giữa các trường đã có sự trao đổi liên thông giữa sinh viên và giảng viên giữa các trường Phật học, như Lưỡng Xuên đã từng gửi Tăng sinh ra An Nam học, giáo thọ sư của hội An Nam vào Lưỡng Xuyên giảng dạy. Yếu tố này ngày nay đã phổ biến rộng rãi tại các miền, các vùng, các tỉnh. Chẳng những có sự trao đổi sinh viên, trao đổi giáo thọ sư giảng dạy giữa các trường, mà ngày nay hệ thống giáo dục Phật giáo còn tiến xa hơn trong việc cấp giấy giới thiệu cho Tăng Ni sinh đến các nước tham học như Đài Loan, Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan,... Mỗi năm số lượng Tăng Ni sinh tốt nghiệp tại các trường đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong cũng như ngoài nước rất đông và trở về nước phục vụ cho quê hương. Nhờ đó yếu tố nhân lực về giáo dục đào tạo tại Phật giáo Việt Nam ngày một phát triển, mở rộng.
Mặc dù vậy nhưng theo TT. TS. Thích Nhật Từ - Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hệ thống đào tạo giáo dục Phật học tại Việt Nam nếu muốn phát triển và nhân rộng để xứng tầm với các quốc gia có nền Phật học phát triển hiện đại, cần có một số thay đổi về phương pháp giáo dục như: Hiện nay, chương trình giáo dục Phật học được tổ chức thực hiện theo khóa học 2 năm một lần đối với Sơ cấp Phật học, 4 năm một lần đối với Trung cấp Phật học; 2-3 năm một lần đối với Cao đẳng Phật học; 4 năm một lần Cử nhân Phật học. Để đảm bảo tính liên tục, các trường Phật học nên tiến đến mô hình đào tạo 2 năm/ 1 lần, sau đó,
mỗi năm một lần. Hiện nay, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đang đi đầu về mô hình này, tổ chức tuyển sinh Cử nhân Phật học 2 năm/ lần và Thạc sĩ Phật học mỗi năm/ lần. Tính tương tục hằng năm trong đào tạo Phật học sẽ đảm bảo được chất lượng đào tạo và đầu ra26cho Tăng Ni sinh viên.
Điểm cuối cùng cũng là một dấu chấm hỏi đã bỏ ngỏ rất nhiều năm nay, có thể kể đến từ thời chấn hưng, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam chưa có sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy tại các bản trường theo một quy chuẩn nhất định. Đây chính là mối quan ngại, là lỗ hổng rất lớn cho chương trình đào tạo tăng tài tại Việt Nam. Rất mong được các giới quan tâm.
Nhìn chung, mô hình giáo dục đào tạo Tăng Ni ngày nay đã có phần đổi mới, tuy là dựa trên nền cũ nhưng đã có những bước cải tiến đột phá khá táo bạo. Tạo tiền đề vững mạnh cho nền giáo dục ngày sau. Dẫu mọi việc vẫn chưa hoàn thiện và đang trên đà phát triển gầy dựng, nhưng tất cả đều hứa hẹn Phật giáo Việt Nam sẽ có một nền giáo dục đào tạo tăng tài phong phú, sánh bằng các nước phát triển trên thế giới.