Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 28 - 29)

4.2.1. Tám nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO

Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức, cần định hướng và kiểm soát tổ chức một cách hệ thống và rõ ràng. Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng được nhận biết để lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng nhằm dẫn dắt tổ chức đạt được kết quả cao hơn.

4.2.1.1. Định hướng vào khách hàng

Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

4.2.1.2. Vai trò của lãnh đạo

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt được các mục tiêu của tổ chức.

4.2.1.3. Sự tham gia của mọi người

Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức.

4.2.1.4. Tiếp cận theo quá trình

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

4.2.1.5. Quản lý theo phương pháp hệ thống

Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

4.2.1.6. Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức.

4.2.1.7. Quyết định dựa trên dữ liệu thực tế

Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.

4.2.1.8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng

Tổ chức và nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO

4.2.2. Trình tự năm bước cơ bản tiếp nhận chứng chỉ ISO

Quá trình triển khai ISO 9001:2008 đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những lợi

ích đầy đủ của hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System - QMS). Để thực

hiện thành công QMS, tổ chức cần triển khai theo trình tự năm bước cơ bản sau đây:

4.2.2.1. Giai đoạnchuẩn bị:

- Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

- Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 9000 hoặc phân công nhóm thực hiện dự án (đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ).

- Bổ nhiệm,phân công đại diện lãnh đạo về chất lượng và thư ký,cán bộ thường trực

(khi cần thiết).

- Tổ chức đào tạo nhận thức chung về ISO 9000 và phương pháp xây dựng hệ thống

văn bản.

- Đánh giá thực trạng.

- Lập kế hoạch thực hiện.

4.2.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình

trong hệ thống

Xây dựng hệ thống văn bản bao gồm:

- Chính sách, mục tiêu chất lượng

- Sổ tay chất lượng

- Các quy trình kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn khi cần thiết.

4.2.2.3. Triển khai áp dụng

- Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy trình, tài liệu

- Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận

- Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một

cách thuận tiện, hiệu quả.

4.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá nội bộ

- Tổ chức đào tạo đánh giá viên nội bộ

- Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ

- Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá

- Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.

4.2.2.5. Đăng ký chứng nhận

- Lựa chọn tổ chức chứng nhận

- Đánh giá thử trước chứng nhận (nếu có nhu cầu và khi cần thiết)

- Chuẩn bị đánh giá chứng nhận

- Đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá

- Tiếp nhận chứng chỉ ISO 9001.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 28 - 29)