Lợi ích khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 30 - 31)

Để duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu

của khách hàng. ISO 9001:2008 cung cấp một hệ thống đã được trải nghiệm ở quy mô toàn

cầu để thực hiện phương pháp quản lý có hệ thống đối với các quá trình trong một doanh nghiệp, từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và mong đợi của

khách hàng. Những lợi ích sau đây sẽ đạt được mỗi khi tổ chức thực hiện có hiệu lực hệ

thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2008

- Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát

công việc.

- Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả

làm việc.

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức.

- Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh

nghiệm.

- Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm.

- Tạo nền tảng để xây dựng môi trườnglàm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)

5.1 Lịch sử hình thành TQM

Ngày nay, các sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng có độ bền cao hơn và mức tin cậy lớn hơn nhưng với mức giá kinh tế nhất. Điều này bắt buộc các nhà sản xuất phải thực hiện đúng thủ tục quản lý chất lượng ngay từ khâu thiết kế, lắp đặt, sản xuất và giao hàng. Vì thế để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng ở mức tốt nhất, các doanh nghiệp phải thực hiện chính sách quản lý chất lượng toàn diện. Bởi vì chất lượng không phải chỉ quyết định ở khâu sản xuất mà nó thể hiện trong toàn bộ hệ thống ở tất cả các giai đoạn như: tiếp thị, thiết kế, phát triển, kỹ thuật, thu mua, sản xuất, hoạt động.

Hệ thống quản lý chất lượng được người Nhật xây dựng và giới thiệu đến toàn thế giới với những ý tưởng chủ yếu sau:

- Thực hiện quản lý chất lượng là công việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, là việc không của riêng ai.

- Quản lý chất lượng là một hoạt động của một tập thể đòi hỏi phải có nổ lực chung của mọi người. Quản lý chất lượng sẽ đạt được hiệu quả cao nếu mọi người trong doanh nghiệp từ giám đốc đến nhân viên cùng tham gia.

- Quản lý chất lượng toàn diện đòi hỏi phải quản lý hiệu quả mọi công đoạn, mọi công việc trên cơ sở sử dụng vòng tròn chất lượng.

Tóm lại, quản lý chất lượng toàn diện là tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả thành viên trong doanh nghiệp, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên trong doanh nghiệp và xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 30 - 31)