Lợi ích khi sử dụng Kaizen

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 34 - 37)

Việc áp dụng Kaizen vào doanh nghiệp mang lại cả lợi ích hữu hình và vô hình. Có thể kể tới các lợi ích cơ bản sau:

a. Lợi ích hữu hình:

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ THÚC ĐẨY CẢI TIẾN LIÊN TỤC (KAIZEN)

- Giảm sự lãng phí, gia tăng năng suất trong sản xuất và vận hành doanh nghiệp như giảm hàng tồn kho, hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thời gian chờ đợi & vận chuyển, trau dồi kỹ năng nhân viên,...

b. Lợi ích vô hình:

- Tạo động lực để các cá nhân trong doanh nghiệp đưa ra ý tưởng cải tiến hiệu quả

- Thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, tăng tính gắn kết nội bộ

- Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp với thói quen tiết kiệm và hiệu quả trong từng chi tiết

Lấy ví dụ về Toyota - một doanh nghiệp rất thành công trong việc áp dụng Kaizen. Triết lý này được áp dụng nghiêm túc và triệt để tại bất cứ ngóc ngách nào trong các nhà máy sản xuất của Toyota (dù ở Nhật hay Mỹ).

Một sự cải tiến điển hình của Toyota là về xe chở hàng - loại phương tiện chuyên chở trong nội bộ nhà máy. Trước Kaizen, Toyota phải chi một khoản tiền không nhỏ để mua sắm chúng. Nhưng sau đó, người ta phát hiện ra cách tự chế tạo loại xe này bằng cách lắp thêm động cơ vào các bộ phận có sẵn trên dây chuyền sản xuất. Bằng cách đó, chi phí mua sắm xe chở hàng giảm hơn 1 nửa, tính ra tiết kiệm được gần 3.000 USD trên mỗi chiếc xe

- một sự tiết kiệm đáng để học tập.

c. 10 nguyên tắc của triết lý Kaizen

Khi triển khai Kaizen, dù ở quy mô nào và thời đại nào, bạn cũng cần tuân theo 10 nguyên tắc bất biến làm nên thương hiệu của Kaizen:

1. Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng

- Nguyên tắc: Sản phẩm / dịch vụ được định hướng theo định hướng thị trường và phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

- Mục tiêu: Tập trung vào cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi ích sản phẩm mang lại nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.

- Loại bỏ tất cả các hoạt động không phục vụ cho khách hàng - người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm / dịch vụ.

2. Không ngừng cải tiến

- Nguyên tắc: Khái niệm “hoàn thành” không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là kết thúc một giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp.

- Khách hàng chắc chắn có nhu cầu cao hơn về sản phẩm / dịch vụ trong tương lai (tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chi phí,...)

- Chiến lược cải tiến sản phẩm hiện tại giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả hơn rất nhiều so với sản xuất sản phẩm mới. Chiến lược này cần có kế hoạch thực hiện liên tục

và rõ ràng.

3. Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”

- Nguyên tắc: Cá nhân có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao; trong trường hợp mắc sai lầm thì được quy trách nhiệm đúng đắn.

- Không đổ lỗi cho những lý do không chính đáng (ví dụ: điều kiện thời tiết).

- Từng cá nhân phát huy tối đa năng lực để cùng nhau sửa lỗi, làm việc vì mục đích chung của tập thể.

4. Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở

- Nguyên tắc: Xây dựng văn hoá doanh nghiệp mở, nhân viên dám nhìn thẳng vào sai sót, dám chỉ ra các điểm yếu và yêu cầu giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên.

- Xây dựng tốt mạng truyền thông nội bộ dành riêng cho doanh nghiệp để nhân viên cập nhật tin tức nhanh chóng, thuận tiện chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

5. Khuyến khích làm việc nhóm (teamwork)

- Nguyên tắc: Xây dựng cấu trúc nhân sự của công ty theo định hướng thành lập các đội nhóm làm việc hiệu quả.

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ THÚC ĐẨY CẢI TIẾN LIÊN TỤC (KAIZEN)

- Phân quyền rõ ràng trong nội bộ đội nhóm: Team-leader cần có năng lực lãnh đạo, thành viên cần nỗ lực phối hợp và trau dồi bản thân.

- Tôn trọng uy tín và tính cách của mỗi thành viên. 6. Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án

- Nguyên tắc: Bố trí kết hợp nguồn nhân lực từ các bộ phận, phòng ban trong công ty để làm dự án, khi cần thiết có thể tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.

7. Tạo lập các mối quan hệ đúng đắn

- Nguyên tắc: Không tạo dựng các mối quan hệ tiêu cực (đối đầu hay kẻ thù).

- Đầu tư vào các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho toàn thể công ty, bao gồm cả nhân viên và các cấp quản lý.

- Xây dựng EVP doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin, lòng trung thành và cam kết làm việc lâu dài của nhân viên.

8. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác

- Nguyên tắc: Tự nguyện thích nghi và tuân theo các nghi lễ, luật lệ của xã hội.

- Chấp nhận hi sinh quyền lợi cá nhân để đồng nhất với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty

- Đặt lợi ích công việc lên trên hết, luôn tự soi xét để kiềm chế điểm yếu của cá nhân.

9. Thông tin đến mọi nhân viên

- Nguyên tắc: Nhân viên không thể đạt được kết quả cao trong công việc nếu không thấu hiểu tình hình hiện tại của công ty.

- Thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện đại.

- Duy trì việc chia sẻ thông tin cũng chính là cách san sẻ khó khăn, thách thức chung cho mọi nhân viên.

10. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc

- Nguyên tắc: Triển khai tổng hợp các phương pháp đào tạo nội bộ (onboarding nhân viên mới, đào tạo tại chỗ, đào tạo đa kỹ năng,...)

- Đề cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc dù là nhỏ nhất

- Phân quyền cụ thể cho các đầu việc, dự án

- Phát huy khả năng chủ động và tự quyết định của từng cá nhân

- Khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến đóng góp và phản hồi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Đào - Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm kỹ thuật – 2012

[2]. Ngô Phúc Hạnh - Giáo trình Quản lý chất lượng - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – 2015

[3]. Nguyễn Song Bình - Quản lý chất lượng toàn diện - Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - 2012

[4]. Nguyễn Văn Nghiến. Quản lý sản xuất - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia - 2015

[5]. Ts Nguyễn Thanh Liêm - Ts Nguyễn Quốc Tuấn - Ths Lê Thị Minh Hằng. Quản trị

sản xuất – Nhà xuất bản tài chính - 2015

[6]. Hoàng Lê Minh - Khoa học quản lý – Nhà xuất bản văn hóa thông tin - 2012

[7]. Ts Nguyễn Công Nhự - Giáo trình Thống kê công nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê - 2012

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế công nghiệp và Quản lý chất lượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí) (Trang 34 - 37)