Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường hồ chí minh đoạn tránh trung tâm huyện ngân sơn và thị trấn nà phặc – tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.

2.3.2. Phương pháp phân tích, tng hp và x lý s liu

- Thống kê các số liệu thu thập được như diện tích, số tiền bồi thường

- Tổng hợp, phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra. - Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được để rút ra nhận xét.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Giới thiệu khái quát địa bàn nghiên cứu và dự án nghiên cứu

3.1.1. Gii thiu địa bàn nghiên cu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Ngân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 22010’00’’ đến 22029’00’’ vĩ độ Bắc và từ 105050’10’’ đến 106001’10’’ kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Ba Bể.

- Phía Nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Na Rì. - Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

Huyện Ngân Sơn có diện tích tự nhiên là 64.588,23 ha, chiếm 13,28% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã (10 xã và 01 thị trấn), trung tâm huyện nằm cách thành phố Bắc Kạn 65 km về phía Đông Bắc, có QL3 và QL279 chạy qua đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, sản xuất...

* Địa hình, địa mạo

Địa hình Ngân Sơn là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, đồi núi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng; độ dốc bình quân là 260 đến 300, diện tích đồi núi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích tương đối bằng phẳng chiếm khoảng 10%, đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Địa hình phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mùa khô gây hạn hán

* Khí hậu, thủy văn

Ngân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,70C; sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 26,10C, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 11,90C. Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung vào các tháng 5,6,7,8; vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể.

Chế độ gió trên địa bàn huyện xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc là gió mùa Đông Nam. Bão ít ảnh hưởng đến Ngân Sơn vì nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện được phân bố khá dày đặc, song hầu hết đều ngắn, lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn và có nhiều thác ghềnh. Do cấu tạo địa hình cánh cung, dãy núi cao nên Ngân Sơn được coi là nơi phân chia nước về các huyện trên địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung như sông Bằng Giang...

Nhìn chung hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện được chi phối trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình dốc lớn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt gây xói mòn, rửa trôi đất

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục Địa chất thì Ngân Sơn nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp của tỉnh Bắc Kạn. Trên địa hình của huyện có bao nhiêu kiểu địa mạo thì có bấy nhiêu kiểu kiến trúc địa chất, trong đó có cánh cung Ngân Sơn có các loại Granít, Rhyonít, phiến sét, thạch anh đá vôi...

Phân bố các loại đất chính trên địa bàn huyện như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường hồ chí minh đoạn tránh trung tâm huyện ngân sơn và thị trấn nà phặc – tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w