a) Tài nguyên đất
Thành phố Yên Bái có tài nguyên đất khá đa dạng, các loại đất của thành phố được thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1. Các loại đất trên địa bàn thành phố Yên Bái
TT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ(%) Phân bố 1 Nhóm đất phù sa 750 7,02%
Xã Tuy Lộc, phường Nguyễn Phúc, phường Hồng Hà, phường Nguyễn Thái Học, phường Yên Ninh, Âu Lâu, Hợp Minh, Giới Phiên, Phúc Lộc, Văn Tiến, Văn Phú 2 Nhóm đất Glây (Gleyols) 320 3.0% Phân bố rải rác ở hầu hết các xã phường, trên các địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các khe đồi, khả năng thoát nước kém 3 Nhóm đất đen Luvisols 39 0.28%
Phân bố tập trung ở phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc, Âu Lâu, Minh Bảo trên các địa hình thung lũng diện tích thường hẹp và xen kẽ giữa các loại đất khác 4 Nhóm đất đỏ Ferralsols 9456,87 88,55% Phân bố rải rác ở các xã, phường những khu vực có đồi núi cao trong thành phố, chủ yếu tập trung ở xã Minh Bảo, phường Yên Ninh, trên các khu vực địa hình núi phát triển trên đá Mácma bazơ hoặc trung tính, có độ dốc trên 150 5 Nhóm đất tầng mỏng Leptosols 117,32 1,15% Phân bố rải rác ở các xã phường, tập trung nhiều nhất ở phường Đồng Tâm, Yên Ninh, Minh Tân, Yên Thịnh, xã Tân Thịnh, xã Minh Bảo trên vùng đất đồi, có độ dốc trên 200 đất có tầng mỏng dưới 30 cm
b) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố tính đến 01/01/2011 hiện có 4.487,08 ha chiếm 42% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, chủ yếu là rừng sản xuất.. Rừng trong thành phố chủ yếu là diện tích rừng trồng với chủng loại cây lâm nghiệp như Keo, Bạch đàn tập trung chủ yếu ở xã ngoại thành và các phường Yên Ninh, Đồng Tâm, Minh Tân, Yên Thịnh, Tân Thịnh, Minh Bảo, Âu Lâu, Hợp Minh. Trong những năm gần đây; chất lượng rừng trồng chủ yếu là giống Keo lai, Bạch đàn mô, diện tích trồng BồĐề giảm dần. Cùng với sự phát triển của diện tích rừng thì một số động vật rừng như các loại Cầy, Cáo, Gà Rừng và một số loại chim đã xuất hiện trở lại.
Nhìn chung diện tích rừng của thành phố ngoài việc phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp còn có giá trị lớn về cảnh quan sinh thái tạo nên đặc trưng riêng của thành phố, ở một số nơi trong thành phố còn kết hợp phát triển rừng sinh thái gắn với kinh doanh dịch vụ - du lịch đã và đang thu hút khách hàng, đem lại nguồn lợi kinh tế cao, góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường bền vững.
c) Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn thành phố có những khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspast trữ lượng 129.000 tấn tập trung tại khu vực xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra thành phố có khu vực cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven sông Hồng thuộc phường Hồng Hà.
d) Tài nguyên nước
Thành phố Yên Bái có nguồn nước khá dồi dào, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt: Thành phố Yên Bái có lượng mưa lớn, cung cấp lượng nước cho các suối, hồ. Sông Hồng có lưu lượng trung bình: 2.629 m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162 m3/s, Các suối tự nhiên có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh, ngòi Sen xã Văn Tiến, ngòi Lâu xã Âu Lâu, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất.
Hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các công trình thuỷ lợi, ao nuôi thuỷ sản khá đa dạng và phong phú với diện tích 90,55 ha như hồ công viên Yên Hoà (10ha), khu vực hồ trung tâm km5 (5ha - 6ha), hồ Hoà Bình ( 5ha khu vực ngã tư Nam Cường), tương lai là hồ sinh thái Nam Cường (30ha).
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thành phố có trữ lượng đáng kể, chất lượng nước tương đối tốt, phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong khu vực là chủ yếu. Song nước ngầm phân bố không đồng đều trong các thành tạo địa chất khác nhau, mực nước ngầm thay đổi có nơi chỉ vài mét là có nước ngầm, có nơi hàng chục mét mới có.
Ngoài ra thành phố Yên Bái nằm tiếp giáp rất gần với vùng hồ Thác Bà, dung tích lớn (gần 4 tỷ m3 nước, chất lượng nước tốt, hàm lượng phù sa ít, hiện đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển sản xuất của thành phố công suất nhà máy 12.000m3/ngày đêm).
Nhìn chung tài nguyên nước của thành phố rất dồi dào, chất lượng nước tương đối tốt, ít bị ô nhiễm. Vì thế nó có giá trị rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân, nếu được khai thác sử dụng hợp lý sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống và nhiều lĩnh vực khác.
e) Các loại tài nguyên khác
- Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số trung bình trên địa bàn thành phố có 94.716 người, có 18 dân tộc. Là địa bàn cư trú của nhiều người dân ở các tỉnh miền xuôi lên công tác cũng như xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm trước, tạo cho thành phố Yên Bái có các phong tục tập quán sinh hoạt đa dạng, phong phú.
- Ngoài ra, thành phố Yên Bái còn có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá phong phú như: Khu di tích lịch sử bến phà Âu Lâu; khu di tích mộ Nguyễn Thái Học gắn bó với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời nằm sát với khu du lịch hồ Thác Bà có động Thuỷ Tiên, động Xuân Long huyện Yên Bình và khu di tích chiến khu Vần thuộc huyện Trấn Yên.
Tất cả những di tích đó là tài sản vô giá, ngoài ra thành phố Yên Bái còn là đầu mối trung chuyển của các tua du lịch đi các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, nếu có sự kết hợp tốt với Hà Nội, Phú Thọ, Lào Cai và các tỉnh khác để phát triển du lịch tổng hợp sẽđem lại ý nghĩa chính trị, kinh tế to lớn.