Ảnhhưởng của thuốc IAA, IBA đến khả năng ra rễ của hom Phay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb.ex DC) tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 109 - 113)

6. Bố cục của luận án

3.4.1.Ảnhhưởng của thuốc IAA, IBA đến khả năng ra rễ của hom Phay

Ảnh hưởng của thuốc kích thích ra rễ IAA (indol axit axetic), IBA (indol butiric axit) đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom cây Phay được thể hiện ở bảng 3.31, hình 3.19, 3.20, 3.21:

Bảng 3.31: Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Phay dƣới ảnh hƣởng của thuốc IAA, IBA

Loại thuốc

CTTN

IAA (indol axit axetic) IBA (indol butiric axit) Tỉ lệ ra rễ (%) Số rễ TB/ hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ TB Tỉ lệ ra rễ (%) Số rễ TB/ hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ TB I (300ppm) 33,33 8,13 2,86 23,25 42,22 14,07 4,69 65,99 II (450ppm) 51,11 15,40 4,45 68,53 56,67 18,89 6,30 119,01 III (600ppm) 66,67 16,78 4,77 80.04 77,78 25,93 8,64 224,04 IV(750ppm) 86,67 23,67 5,34 126,40 95,56 31,85 10,62 338,25 V (900ppm) 63,33 16.73 4,67 78,13 76,67 25,56 8,52 217,77 VI-khôngthuốc 12,22 2,81 1,70 4,777 12,22 2,81 1,7 4,777 (%)

Hình 3.19: Tỷ lệ ra rễ của hom giâm cây Phay ở các CTTN về thuốc kích thích ra rễ IAA, IBA

(%)

Hình 3.20: Chỉ số ra rễ của hom cây Phay ở các CTTN về thuốc

Từ bảng 3.31 và hình 3.19, 3.20, 3.21 cho thấy:

Về tỷ lệ ra rễ: Dùng thuốc IAA, IBA có nồng độ 300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm, 900ppm đều kích thích hom cây Phay cho tỷ lệ ra rễ cao hơn không dùng thuốc. Tuy nhiên ở các nồng độ thuốc khác nhau cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Cả 2 loại thuốc IAA, IBA ở nồng độ 750ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, nhưng thuốc IBA cho tỷ lệ ra rễ (95,56%) của hom cây Phay cao hơn IAA (86,67%).

Thuốc kích thích ra rễ IBA sau khi xử lý đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ của hom Phay lên đến 3,45 - 7,82 lần (42,22 - 95,56%); thuốc IAA 2,73-7,1lần (33,33- 86,67%) so với không dùng thuốc kích thích ra rễ (12,22%). Hai loại thuốc IBA và IAA có hầu hết các công thức đạt tỷ lệ ra rễ trên 60%, đủ tiêu chuẩn giâm hom cho sản xuất (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn văn Thọ, 2003[53].

Phân tích phương sai một nhân tố của cả 2 loại thuốc ở nồng độ khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom cây Phay cho thấy Sig F < 0,05, điều đó đã khẳng định ở các nồng độ thuốc kích thích ra rễ khác nhau có ảnh hưởng khác biệt rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ của homcây Phay. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức cho tỷ lệ ra rễ cao nhất cho thấy ở

công thức 4 (750ppm)là công thức trội nhất, IBA là 95,56, IAA là 86,67. Do đó thuốc kích thích ra rễ IBA, IAA có nồng độ 750ppm phù hợp nhất cho tỷ lệ ra rễ của hom Phay.

Về chất lượng của bộ rễ: Chất lượng bộ rễ được đánh giá qua các chỉ tiêu: số rễ trung bình, chiều dài trung bình của rễ, chỉ số ra rễ. Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các công thức thí nghiệm, hầu hết các công thức được xử lý thuốc kích thích ra rễ đều có bộ rễ tốt hơn công thức đối chứng (không dùng thuốc).

Hình 3.21: Hình ảnh cây hom Phay dƣới ảnh hƣởng của thuốc IAA, IBA

Dùng thuốc IAA, IBA có nồng độ 300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm, 900ppm đều kích thích hom cây Phay ra rễ cho chất lượng bộ rễ cao hơn không dùng thuốc. Tuy nhiên ở các nồng độ thuốc khác nhau cho chỉ số ra rễ khác nhau. Cả 2 loại thuốc IAA, IBA ở nồng độ 750ppm cho chỉ số ra rễ cao nhất, nhưng thuốc IBA cho chỉ số ra rễ (338,25) của hom cây Phay cao hơn IAA (126,4).

Phân tích phương sai một nhân tố của cả 2 loại thuốc ở nồng độ khác nhau ảnh hưởng đến chỉ số ra rễ của hom cây Phay cho thấy Sig F < 0,05, điều đó đã khẳng định ở các nồng độ thuốc kích thích ra rễ khác nhau có ảnh hưởng khác biệt rõ rệt đến chỉ số ra rễ của hom cây Phay. Theo tiêu chuẩn Duncan, cho thấy, thuốc (IBA, IAA) 750ppm là công thức cho chỉ số ra rễ (338,25; 126,4) cao nhất trong các công thức thí nghiệm đó là cơ sở cho nhân giống cây Phay bằng phương pháp giâm hom trong thực tế sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay (Duabanga grandiflora Roxb.ex DC) tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 109 - 113)