6. Bố cục của luận án
3.4.2. Ảnhhưởng của giá thể giâm hom đến khả năng ra rễ của hom Phay
Các chỉ tiêu ra rễ của hom cây Phay ở các công thức thí nghiệm ảnh hưởng bởi giá thể giâm hom được thể hiện ở bảng 3.32, hình 3.22:
Bảng 3.32: Các chỉ tiêu ra rễ của hom Phay dƣới ảnh hƣởng của giá thể giâm hom
Công thức thí nghiệm Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ TB/ hom (cái) Chiều dài rễ TB (cm) Chỉ số ra rễ TB CT 1: Giá thể đất 88,89 18,83 5,63 106,01 CT 2: Giá thể cát 91,11 22,75 5,45 123,99
Kết quả về tỷ lệ ra rễ : Hom giâm trên giá thể đất và cát đều cao (88,89- 91,11%), tuy nhiên, hom giâm trên giá thể đất cho tỷ lệ ra rễ thấp hơn hom giâm trên giá thể cát là 2,22%.
Chất lượng của bộ rễ: Số rễ trung bình/hom ở giá thể đất thấp hơn giá thể cát là 3,92 cái. Chiều dài rễ trung bình/hom ở giá thể đất cao hơn giá thể cát là 0,18 cm.
Hình 3.22a: Cây Phay hom giá thể cát Hình 3.22b: Cây Phay hom giá thể đất
Chỉ số ra rễ phản ánh tổng thể sinh trưởng, chất lượng của bộ rễ, nếu so sánh về chỉ tiêu ra rễ của cây hom với cùng một tỷ lệ ra rễ như nhau công thức nào có chỉ số ra rễ cao sẽ có sức sinh trưởng mạnh hơn. Công thức 1 (giá thể đất) cho chỉ số ra rễ của cây hom Phay là 106,01, công thức 2 (giá thể cát) cho chỉ số ra rễ là 123,99.
Ở công thức 2 (giá thể cát) có chỉ số ra rễ cao gấp 1,17 lần giá thể đất.Tuy nhiên khi quan sát trực tiếp về độ mập và độ dài của rễ ở công thức giá thể đất thì thấy rằng công thức này cây hom có rễ mập, khỏe hơn cây hom ở giá thể cát. Như vậy, các thí nghiệm cho thấy sự chênh lệch về chỉ tiêu ra rễ của hom giâm giữa giá thể đất và cát không nhiều, do đó trong thực tế có thể dùng được cả 2 loại giá thể này cho giâm hom cây Phay.