0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Điều kiện trồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON CÂY PHAY (DUABANGA GRANDIFLORA ROXB.EX DC) TẠI TỈNH BẮC KẠN (Trang 124 -126 )

6. Bố cục của luận án

3.5.1. Điều kiện trồng

Khí hậu: Chọn nơi có nhiệt độ bình quân năm từ 20,2 - 220

Lượng mưa: chọn nơi có lượng mưa bình quân năm từ 1448,1- 2144,5 mm và có độ ẩm không khí từ 78,6- 81,2%.

Về địa hình, nên chọn những nơi có độ cao so với mặt nước biển <700m và có độ dốc trung bình từ 25 - 30o. Có thể gây trồng ở các dạng địa hình từ núi thấp đến núi cao, từ núi đất đến núi có đá lẫn, ít bị chia cách.

Điều kiện đất đai: Đất thích hợp cho trồng Phay là đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét hoặc đất feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, tầng đất sâu ẩm hoặc có lẫn sỏi đá. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ dày tầng A đạt từ 20cm trở lên.

Phương thức trồng: Trồng hỗn loài với các loài cây như: Muồng trắng, Gáo, Thôi ba,...

Mật độ trồng: Căn cứ vào kết quả điều tra về mật độ tầng cây gỗ trong khu vực nghiên cứu thì mật độ thích hợp đề xuất để trồng Phay là khoảng 1300-1500 cây/ha.

Dựa trên kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh của của trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1 tại Bắc Kạn, luận án đưa ra một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh:

Đối với trạng thái IC: Mật độ cây tái sinh là 3106 cây/ha nhưng số cây có triển vọng không cao có 20,1%. Tuy nhiên, độ che phủ của cây bụi thảm tươi cao (66%), nên áp dụng kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến tái sinh trồng bổ sung một số cây (Thôi ba, Phay, Kháo,...) có tác dụng phòng hộ vừa cho gỗ phục vụ sản xuất. Phát bỏ cây bụi thảm tươi tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh mục đích sinh trưởng phát triển.

Trạng thái IIA: Mật độ cây tái sinh là 3344 cây/ha, số cây có triển vọng không cao có 18,2%, độ che phủ của thảm tươi là 43%. Vì vậy, trạng thái này nên phát bỏ cây bụi thảm tươi tạo không gian dinh dưỡng cho cây tái sinh mục đích sinh trưởng phát triển hoặc làm giầu rừng bằng các loài cây sinh trưởng nhanh, cho gỗ lớn, có giá trị kinh tế như Phay, Thôi ba, Gáo.

Trạng thái IIB: Mật độ cây tái sinh là 2800 cây/ha, số cây có triển vọng không cao có 17,6%, độ che phủ của thảm tươi là 38,5%. Tầng cây gỗ đã có một số

cây có giá trị có khả năng gieo giống (Sồi xanh, Dẻ gai, Phay). Vì vậy, trạng thái này nên phát bỏ cây bụi thảm tươi trước mùa hạt chín, tạo điều kiện cho hạt giống tiếp xúc với đất để bổ xung thêm lượng cây tái sinh mục đích đồng thời hạn chế sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng giữa cây bụi thảm tươi với cây tái sinh.

Trạng thái IIIA1: Mật độ cây tái sinh là 2661 cây/ha nhưng số cây có triển vọng chiếm 15%, độ che phủ của thảm tươi 35%, Như vậy số lượng cây tái sinh có triển vọng còn thiếu, tầng cây cao đã có một số loài cây có giá trị (Muồng trắng, Phay), có khả năng gieo giống, cần xúc tiến tái sinh.

Biện pháp lâm sinh cho tái sinh loài cây Phay, trong thực tế điều tra ở các trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1 tại Bắc Kạn thấy rằng: cây Phay có khả năng tái sinh hạt tốt hơn chồi, vì trong quá trình điều tra không thấy Phay tái sinh hạt ở dưới gốc cây mẹ nhiều, chỉ thấy ở những nơi đất được san ủi làm đường, tà luy âm Phay tái sinh hạt nhiều gần khu vực có cây mẹ. Vì vậy, cần có biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với loài cây Phay, tiến hành làm đất trước mùa hạt rụng, tạo điều kiện cho hạt tiếp xúc với đất và nẩy mầm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON CÂY PHAY (DUABANGA GRANDIFLORA ROXB.EX DC) TẠI TỈNH BẮC KẠN (Trang 124 -126 )

×